Giải ngân vốn đầu tư công tăng dần vào cuối năm và cuối kỳ có xu hướng trở thành "quy luật"

Thứ năm, 02/06/2022 20:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều ngày (2/6), Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã phát biểu giải trình trước Quốc hội liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, ông Dũng cho biết, thời điểm giải ngân thường tăng dần vào thời điểm cuối năm và cuối kỳ kế hoạch, có xu hướng trở thành quy luật.

Cùng một điều kiện, thể chế, có Bộ ngành giải ngân cao có nơi thì thấp

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (KH&ĐT) cho biết, đầu tư công là một cái việc mà được Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo, xây dựng rất nhiều văn bản, cơ chế, chính sách, quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Trên thực tế đã đổi mới rất quan trọng là căn bản, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, triệt để.

giai ngan von dau tu cong tang dan vao cuoi nam va cuoi ky co xu huong tro thanh quy luat hinh 1

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 2/6 trong chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Liên quan đến vốn đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, vốn đầu tư công hiện nay đã phân cấp cơ bản đầy đủ, từ lựa chọn dự án, lập dự án, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh vốn, giao vốn, tổ chức đấu thầu giải phóng mặt bằng…

Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, thực tế giải ngân năm giai đoạn 2017 đến 2022 cho thấy, giải ngân 5 tháng thường đạt khoảng từ 22 đến 26% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; thấp nhất là năm 2020, 2021 là 22,12%; cao nhất là năm 2019 đạt 26,4%.

Triển khai giải ngân cho cả năm có sự biến động khác nhau, đó là từ 76,89% đến 96,47%. Năm giải ngân cao nhất là 2020 với 96,47%. Đó cũng là năm cuối kỳ thực hiện kế hoạch trung hạn 2016-2020. Năm cao thứ hai là 2021 với 95,7%, cũng là năm thực hiện hoàn thành các dự án của giai đoạn 2016-2020 và chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn 2021-2025.

"Có thể nói, thời điểm giải ngân thường tăng dần vào thời điểm cuối năm và cuối kỳ kế hoạch, có xu hướng trở thành quy luật. Nhận định giải ngân nhanh hay chậm cần xem xét đến yếu tố này. Trong cùng một điều kiện, thể chế như nhau, có Bộ ngành giải ngân cao có nơi thì thấp do sự quan tâm của các lãnh đạo", ông Dũng nêu rõ.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công cần giải quyết căn cơ lâu dài

Làm rõ nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua công tác theo dõi và giám sát tổng hợp và phân loại phân loại cho thấy có nhiều nhóm nguyên nhân như: Những nhóm nguyên nhân về pháp luật, nguyên nhân mang tính thời điểm, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan cũng có những đặc thù, đặc điểm riêng, tính chất riêng.

giai ngan von dau tu cong tang dan vao cuoi nam va cuoi ky co xu huong tro thanh quy luat hinh 2

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận ngày 2/6.

Cụ thể, thứ nhất, tiến độ và chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư, việc lựa chọn dự án xây dựng danh mục và chuẩn bị đầu tư danh mục và chuẩn bị đầu tư còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, là việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư công gặp nhiều khó khăn do hệ thống pháp luật quy định chưa đồng bộ và việc triển khai thực hiện các quy định còn lúng túng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc thực hiện đầu tư công không chỉ liên quan đến Luật Đầu tư công mà còn liên quan đến rất nhiều luật, tùy tính chất của từng dự án, như Luật Quy hoạch, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đấu thầu, Bộ luật Lao động, các luật thuế, Luật Điều ước quốc tế và các cam kết khác của Chính phủ, v.v. các khâu này lại không thể thực hiện đồng thời được mà theo từng luật, theo từng quy trình và xong khâu này mới đến khâu kia nên mất rất nhiều thời gian.

Thứ ba, là năng lực quản lý của các cấp, nhất là Ban quản lý dự án chưa đồng đều và có nơi yếu kém, chậm đổi mới và chưa có hiệu quả. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, thiếu quyết tâm. Vai trò của người đứng đầu chưa được phát huy. Kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, việc xử lý các vi phạm thì chậm trễ trong quản lý và sử dụng đầu tư công.

giai ngan von dau tu cong tang dan vao cuoi nam va cuoi ky co xu huong tro thanh quy luat hinh 3

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Thứ tư, là các yếu tố bất thường khác và các đặc thù của đầu tư công. Trong 2 năm vừa qua, dịch bệnh COVID-19 đã tác động mạnh đến việc giải ngân đầu tư công, nhất là vào thời điểm áp dụng cách ly, phong tỏa và giãn cách. Cùng với đó là giá nguyên, nhiên vật liệu, cước phí vận chuyển tăng cao, việc huy động các lao động, nhà thầu, máy móc, trang thiết bị cũng bị gián đoạn; công tác thi công và tích lũy khối lượng thường dồn vào cuối năm để nghiệm thu và phụ thuộc vào tiến độ của hợp đồng cũng như là tạm ứng.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết thêm, từ đầu năm 2022 đến nay chủ yếu tập trung vào làm thủ tục và triển khai các dự án của kỳ kế hoạch trước và theo các quy định của pháp luật liên quan phải thực hiện nhiều thủ tục như thiết kế, dự toán, điều chỉnh…mất từ 6 đến 8 tháng. Do đó tiến độ giải ngân của khởi công mới chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.

Qua những phân tích trên, để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, các tồn tại, hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng không thể chỉ được quan tâm giải quyết trước mắt mà cần phải được giải quyết căn cơ lâu dài thông qua việc tiếp tục hoàn thiện thể chế và thay đổi cách tiếp cận, quản lý, sử dụng nguồn vốn và phù hợp với cả yêu cầu phát triển. Không chỉ giải quyết bằng Luật Đầu tư công mà còn phải giải quyết thông qua việc sửa đổi các luật khác thuộc các ngành, lĩnh vực liên quan.

Cụ thể, Bộ KH&ĐT dự kiến báo cáo với Chính phủ là ban hành ngay quy định nhằm nâng cao kỉ luật, kỉ cương, tuân thủ các quy định của pháp luật; xây dựng và ban hành các quy định để hành động trước. "Đặc biệt là vấn đề tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư thành dự án độc lập, nhân đây mong được Quốc hội ủng hộ để có thể triển khai sớm hơn", ông Dũng nhấn mạnh.

Cùng với đó là sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xây dựng các chương trình đào tạo để cho các địa phương tăng cường hiệu lực, hiệu quả về đất đai. "Mong các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc giải ngân đầu tư công, góp ý với Chính phủ để đưa ra các giải pháp để khắc phục chậm chễ giải ngân đầu tư công lâu nay", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

(CLO) Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN – sự kiện quan trọng được tổ chức theo sáng kiến của Thủ tướng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

(CLO) Văn phòng Chính phủ cho biết, cơ quan này vừa ban hành văn bản 175/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại tỉnh này.

Tin tức
Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

(CLO) Chính phủ sẽ chỉ đạo điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tin tức
Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Tin tức
Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

(CLO) Thương mại song phương Việt Nam - Lào trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2023. Việt Nam hiện có 245 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD, tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.

Tin tức