Giao quyền để các trường chấm thi THPT Quốc gia 2019: Có chống được gian lận?

Thứ bảy, 04/05/2019 14:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một trong những thay đổi lớn của công tác tổ chức thi THPT quốc gia năm nay là giao quyền chấm thi trắc nghiệm cho các trường đại học. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu biện pháp này của Bộ GD-ĐT có chống được gian lận trong thi cử hay chỉ là "giải pháp tình thế"?

Giao quyền chấm thi cho các trường trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 chỉ là giải pháp tình thế? Ảnh minh họa.

Giao quyền chấm thi cho các trường trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 chỉ là giải pháp tình thế? Ảnh minh họa.

Mới đây, Bộ GD-ĐT vừa giao nhiệm vụ chấm thi THPT Quốc gia 2019 cho các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, các trường đào tạo giáo viên phối hợp với các Sở GDĐT thực hiện. 

Đặc biệt, để ngăn chặn tình trạng gian lận thi cử như năm 2018, trong Quyết định, Bộ GDĐT đã quy định rõ các đơn vị - trường đại học chấm thi trắc nghiệm.

Việc giao các trường chấm thi kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ góp phần hạn chế tiêu cực. Nhưng vẫn còn đó nhiều băn khoăn lo ngại...cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sắp tới. 

Có thể thấy trong bối cảnh này sự tham gia của các trường ĐH là cần thiết. Sau sự mất uy tín của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 ở một số địa phương, nếu vẫn để sở GD-ĐT chủ trì khâu chấm thi sẽ không đảm bảo được. Nếu kỳ thi được tổ chức tốt, đề thi hợp lý sẽ có giá trị nhất định để phân loại thí sinh phục vụ tuyển sinh cho các trường trong năm nay.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây chỉ là giải pháp tình thế, còn về lâu dài cần có giải pháp khác, với lộ trình cụ thể từng năm.

Hơn nữa, đúng ra trước khi có thông báo này Bộ cần tổ chức cuộc họp lấy ý kiến các trường. Trong khi thông báo này phát đi vẫn chưa có cuộc họp bàn nào.

Việc tăng cường các trường ĐH trong tổ chức thi chỉ là một vấn đề trong đảm bảo chất lượng thí sinh đầu vào của các trường. Vấn đề cốt lõi để có người học chất lượng, quá trình đào tạo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có đề thi.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng mục tiêu chính của kỳ thi THPT Quốc gia là để công nhận tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có mục tiêu là dùng kết quả đó để xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Để khắc phục những bất cập của kỳ thi năm trước, việc các trường ĐH tham gia một cách sâu hơn cũng là điều cần thiết.

“Những sai phạm của kỳ thi năm 2018 gắn với hội đồng thi của địa phương, có hiện tượng cố tình làm sai để “tạo điều kiện” cho con em địa phương mình. Do vậy, việc các trường ĐH tham gia sâu vào kỳ thi sẽ giúp tăng được tính khách quan trong các khâu tổ chức kỳ thi và khắc phục được những kẽ hở khi kỳ thi được tổ chức ở địa phương”, ông Thắng cho biết.

Trước đó, vụ việc gian lận trong thi cử xảy ra ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình rất nghiêm trọng, niềm tin của xã hội đối với giáo dục mất dần, tổn thương tới đội ngũ cán bộ giáo viên, mất đi sự công bằng cho những thí sinh cũng tham gia kì thi THPT quốc gia.

Sau kì thi THPT quốc gia 2018, có không ít bài thi của các thí sinh ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình cao bất thường. Bộ GD-ĐT đã tiến hành thẩm tra và công bố kết quả có hành vi nâng điểm bài thi của thí sinh. Hành vi sai phạm này đã gây xôn xao và bức xúc trong dư luận. Từ đó có thể thấy được lỗ hổng qua khâu chấm điểm thi của ba tỉnh này.

Vụ việc xảy ra đã làm cho uy tín của ngành giáo dục đi xuống và qua đó cần phải đặt ra một hướng giải quyết để có thể chống gian lận trong thi cử.

Chính từ những bất cập trên nên năm 2019, Bộ GD-ĐT sửa lại quy chế thi, giao việc chấm thi trắc nghiệm cho các trường ĐH chủ trì. Đây là việc làm đúng đắn nhằm lấy lại sự công bằng, khách quan, trung thực cho kỳ thi và chống gian lận, tạo thuận lợi cho các trường Đại học chọn được thí sinh ưng ý khi xét tuyển.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác chấm thi, các trường ĐH cũng rất cần sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình của các địa phương, các trường THPT. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT có thể đề xuất với Chính phủ cấp thêm kinh phí để hỗ trợ các trường, địa phương thực hiện công tác coi thi, chấm thi.

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, qua từng năm, quy chế cũng như quy trình kỹ thuật chấm thi ngày càng hoàn thiện. Những kỹ thuật tới mức nào thì vẫn dưới sự vận hành của con người.

Con người mà không có tâm trong sáng, thiếu trách nhiệm thì kĩ thuật đến mấy cũng có thể sai lệch kết quả, nhất là khi sai phạm mang tính có chủ đích” chúng ta nhận thấy rằng yếu tố con người rất quan trọng.

Những người trực tiếp làm công tác này có thể dẫn đến sai phạm. Vì vậy, tuyệt đối không được chủ quan và cần tăng cường giám sát, có những hoạt động phòng ngừa tiêu cực.

Em Hồ Ngọc Quyên (học sinh lớp 12 ở quận Đống Đa) chia sẻ: “Em cảm thấy rất bất bình về việc gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT năm 2018. Bởi có những bạn có thể học lực trung bình hay yếu nhưng lại được điểm thi cao bất ngờ sẽ là một điều rất bất công với những thí sinh khác.

Sự tắc trách của những người phụ trách khâu chấm điểm không những ảnh hưởng tới người thi mà còn ảnh hưởng tới tương lai của những học sinh khác”.

Nâng cao trách nhiệm của những người đứng đầu các cấp trong ngành giáo dục là rất quan trọng. Khi diễn ra một kì thi dù lớn hay nhỏ thì Bộ Giáo dục, các sở ban ngành giáo dục, nhà trường cần tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ tổ chức kì thi để những người trực tiếp làm nhiệm vụ trong kì thi như cán bộ, giáo viên nắm bắt được quan điểm, chủ trương.

Tổ chức hội nghị thường niên diễn ra hàng năm để rút ra những kinh nghiệm từ những đợt tổ chức kỳ thi của các năm trước và đưa ra những thảo luận, xây dựng các quy chế, hàng rào kỹ thuật để giảm thiểu tối đa tiêu cực trong kỳ thi.

Tổ chức và thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát ở tất cả các khâu của kỳ thi vào thời điểm trước, trong và sau kỳ thi.

Trong coi thi, sẽ có các ra hàng rào kỹ thuật về việc niêm phong, quản l‎ý bài thi, dùng camera giám sát, phân rõ trách nhiệm các thành viên trong hội đồng thi.

Cần xử lý nghiêm minh theo pháp luật đối với người trực tiếp sai phạm, những người có liên quan, người đứng sau tác động.

Đứng ở góc độ ở địa phương, ông Nguyễn Viết Đăng Du - Tổ trưởng Tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) đề xuất cần bổ sung các quy định vào luật là các trường hợp gian lận thi cử sẽ bị huỷ kết quả thi, kết quả học, văn bằng, cấm thi 5 năm hoặc vĩnh viễn tùy mức độ.

Bên cạnh đó, việc chấm thi được giao cho các địa phương chủ trì có sự giám sát của các trường ĐH nhưng vẫn xảy ra hàng loạt đường dây gian lận thi cử ở nhiều địa phương. Điều này cho thấy còn có sự bất cập trong khâu giám sát, kiểm tra công tác coi thi, chấm thi.

Vì thế, để đợt tuyển sinh năm 2019 được an toàn, nghiêm túc, không có tiêu cực thì không chỉ các trường ĐH chủ trì chấm thi mà cần sự vào cuộc của tất cả các địa phương, lực lượng an ninh, thanh tra...

Thiết nghĩ, gian lận trong thi cử là một vấn đề không phải là mới tuy nhiên những lỗ hổng trong gian lận trong thi cử ngày càng nhiều và hành vi gian lận ngày một tinh vi, đòi hỏi các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng như toàn xã hội chung tay giải quyết triệt để vấn nạn bức xúc này.

Thành Lâm

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục