(NB&CL) Hạ tầng giao thông Hà Nội đã có những chuyển biến mạnh mẽ đóng góp vào sự phát triển chung. Song để Hà Nội thực sự là Thành phố hiện đại, văn minh, thân thiện môi trường thì phát triển giao thông công cộng được xác định là xương sống.
Phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa nhiều loại hình từ xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh là một trong những nội dung được đề cập tại Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Đáng chú ý tháng 6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó đề cập đến mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) được đánh giá là giải pháp nhằm quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị.
Mô hình này lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng nằm trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng.
KTS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, mạng lưới giao thông Hà Nội phát triển chưa tương ứng với phát triển đô thị, gia tăng dân số. Tỷ lệ đất dành cho giao thông với hệ thống đường bộ, giao thông tĩnh còn thấp so với quy chuẩn đô thị lớn.
Còn theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Đặng Huy Đông, mục đích chính của việc ban hành cơ chế đặc thù cho Hà Nội là tạo điều kiện để thành phố tăng tốc phát triển bứt phá, hoàn thành sứ mệnh là đầu tàu, dẫn dắt nền kinh tế.
Định hướng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2035 với quy hoạch phê duyệt khoảng 200km mỗi thành phố là hết sức đúng đắn.
Mục tiêu đặt ra đến năm 2024, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 22 - 25% nhu cầu đi lại nhưng hiện con số này mới đạt khoảng 19,5%. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần có nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết.
Tập trung nguồn lực, thay đổi thói quen đi lại của người dân
Nhiều chuyên gia cho rằng, ùn tắc giao thông trong đô thị lớn như Hà Nội chỉ là phần ngọn của vấn đề. Cái gốc nằm ở việc bố trí dân cư chưa hợp lý tại khu vực nội thành, tỷ lệ đất dành cho giao thông còn thấp,... Trong khi các dự án đường sắt đô thị thực hiện quá chậm; nhu cầu giao thông lại tăng nhanh và phần lớn do quá trình dịch chuyển dân cư từ các tỉnh thành phố về Hà Nội.
Nhằm phát triển Hà Nội bền vững trong tương lai, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng, trước hết việc đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông là rất cần thiết, bao gồm xây dựng thêm các tuyến đường, cầu, hệ thống tàu điện (metro) để giảm tải cho các tuyến đường hiện tại.
Thứ hai, cần phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tàu điện ngầm và các phương tiện công cộng khác thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng tần suất và giảm giá vé.
Bên cạnh đó cần triển khai các biện pháp quản lý giao thông thông minh, như lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu tự động, camera giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi và điều phối giao thông hiệu quả.
Cuối cùng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (xe đạp và đi bộ) cũng rất quan trọng để giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm. Những giải pháp này sẽ góp phần tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn và hiệu quả cho Hà Nội trong tương lai.
Để xe buýt, metro hút khách hơn trong thời gian tới, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội Vũ Hồng Trường nhìn nhận, cần tập trung cạnh tranh với phương tiện cá nhân trên phương diện chi phí đi lại, tính an toàn và thái độ phục vụ.
(CLO) Ngày 10/11, Ukraine đã tấn công Moscow bằng ít nhất 32 máy bay không người lái, đây là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất vào thủ đô Nga kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra vào năm 2022.
(CLO) Tòa nhà Bắc Bộ Phủ trước đây là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, ghi dấu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên tại Hà Nội năm 1945, Giải phóng Thủ đô năm 1954. Ở hiện tại, không gian kiến trúc độc đáo này lần đầu mở cửa thu hút số đông người dân và du khách tới tham quan trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm 2024.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Triều Tiên, trong đó bao gồm điều khoản phòng thủ chung, theo một sắc lệnh được công bố vào ngày 9/11.
(CLO) Công ty sản xuất pin lớn nhất Trung Quốc, Contemporary Amperex Technology Co., Ltd (CATL), vừa ra mắt loại pin dành cho xe buýt điện với tuổi thọ ấn tượng lên đến 15 năm.
(CLO) Ngày 10/11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư Thôn 1, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, việc củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là cộng đồng sức mạnh, trí tuệ, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(CLO) Theo chiến lược năng lượng mới đến năm 2050 mà TASS có được và đã được trình lên Chính phủ Nga, sản lượng dầu của Nga có thể tăng từ 531 triệu tấn trong năm 2023 lên 540 triệu tấn vào năm 2030.
(CLO) Trung Quốc và Indonesia vừa thống nhất tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như lithium, xe điện, năng lượng xanh và du lịch, theo một tuyên bố chung được đưa ra vào thứ Bảy.
(CLO) Theo cơ quan khí tượng, khoảng cách giữa bão số 7 và bão Toraji là 1200-1400km, đây là khoảng cách mà tương tác bão đôi xuất hiện, bão Toraji sẽ làm cho bão số 7 lệch nhiều hơn xuống phía Nam nước ta.
(CLO) Mở cửa đón khách trong dịp Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024, toà nhà Đại học Tự nhiên (trước kia là Đại học Tổng Hợp) thu hút số đông người dân Thủ đô bởi không gian kiến trúc độc đáo cùng sự kết hợp tinh tế giữa ánh sáng và công nghệ 3D mapping vô cùng ấn tượng.
(CLO) Mùa đông tới muộn gây ảnh hưởng nặng nề tới đến ngành kinh doanh thời trang mùa lạnh tại miền Bắc. Trong bối cảnh thời tiết ấm áp kéo dài, các cửa hàng thời trang chuyên đồ đông đứng trước bài toán khó khi lượng khách hàng sụt giảm, doanh thu tụt dốc và hàng hóa tồn kho ngày càng nhiều.
(CLO) Liên minh châu Âu (EU) có thể tăng cường mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ nhằm thuyết phục Tổng thống Donald Trump không áp đặt thuế nhập khẩu có khả năng gây thiệt hại cho nền kinh tế EU.
(CLO) Trong ngày 9,10/11, tại thành phố Đà Nẵng, VOV miền Trung phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam khai mạc lớp tập huấn kỹ năng sản xuất chương trình Podcast cho phóng viên, biên tập viên.
(CLO) CEO Tập đoàn Ford Motor Company, ông Jim Farley, đã có trải nghiệm lái chiếc xe điện Xiaomi SU7 của Trung Quốc trong vòng sáu tháng và không ngần ngại bày tỏ sự hài lòng.
(CLO) Chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump được nhận định sẽ khởi đầu cho một "thời kỳ hoàng kim" của tiền điện tử, theo Giám đốc điều hành Binance Richard Teng chia sẻ với tờ Financial Times.
(CLO) Sáng 10/11, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - từ thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn Hà Nội dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp HĐND Thành phố vào tháng 12/2024 và có hiệu lực từ 1/1/2025.
(CLO) Thị trường vé máy bay Tết 2025 hiện đã rất nhộn nhịp, các hãng hàng không đều lên kế hoạch tăng tải để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên với những chuyến bay trong “khung giờ đẹp”, giá vé vẫn giữ ở mức cao.
(CLO) Theo Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội, qua công tác tuần tra kiểm soát, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 62.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 10 tháng của năm 2024.
(CLO) UBND TP.Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1043/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(CLO) Dự báo các cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão YINXING gồm cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và cảng hàng không Chu Lai.
(CLO) Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến khởi công sửa chữa cầu Hồ tại thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh vào cuối tháng 11, thời gian sửa chữa trong vòng 60 ngày.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công điện gửi các đơn vị trong ngành yêu cầu chủ động ứng phó với diễn biến của bão YINXING, giảm thiểu thiệt hại.
(CLO) Đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ tạm dừng khai thác trong sáng 9/11 để phục vụ lễ vận hành thương mại và gắn biển khánh thành công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).