Giao tranh Nga - Ukraine thổi bùng ngọn lửa thời kỳ phục hưng về than đá

Thứ hai, 25/04/2022 09:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (24/4), than vẫn tiếp tục chiếm lĩnh một số thị trường. Sản lượng than của Trung Quốc mở rộng, trong khi Indonesia bán than cho châu Âu. Một số quốc gia áp đặt các hạn chế đối với than của Nga, Ấn Độ cũng đang tranh thủ mua than giá rẻ Nga.

Sản lượng than hàng ngày của Trung Quốc tiếp tục tăng đột biến, với mức tăng sản lượng 15% trong tháng 3 so với cùng tháng năm ngoái. Con số này lên tới 395,79 triệu tấn, tương đương 12,77 triệu tấn mỗi ngày.

Dữ liệu này vượt quá mục tiêu năm 2022 của Trung Quốc là 12,6 triệu tấn mỗi ngày. Do sự không chắc chắn gây ra trong chuỗi cung ứng do xung đột Nga -Ukraine, Trung Quốc đang mong muốn duy trì mức sản xuất ổn định.

giao tranh nga  ukraine thoi bung ngon lua thoi ky phuc hung ve than da hinh 1

Bất chấp những lời kêu gọi hạn chế sử dụng nguyên liệu hoá thạch, nhiều quốc gia vẫn tăng cường nhập than. Ảnh: Oil Price.

Sự gia tăng đột biến này xảy ra bất chấp việc Trung Quốc áp đặt chế tài để kiềm chế đại dịch. Do các chính sách kìm hãm Covid, việc sử dụng than trong các công trình điện đã giảm, cho phép Trung Quốc dự trữ một phần sản lượng than lớn. Dự trữ than tại một số công ty lớn đã tăng từ khoảng 22 triệu tấn vào tháng 4 năm 2021 lên 28 triệu tấn trong năm nay.

Ngoài ra, khi Trung Quốc tăng cường sản xuất để duy trì an ninh năng lượng, Indonesia đang “như diều gặp gió” do các lệnh trừng phạt của Nga, tạo động lực cho nước này xuất khẩu than sang châu Âu.

Để phản ứng với các lệnh trừng phạt về than của Nga, công ty khai thác than lớn thứ hai của nước này là Adaro Energy, đã xuất khẩu khoảng 300.000 tấn than cho các quốc gia châu Âu. Mà vẫn đảm bảo duy trì ổn định nguồn cung cho các khách hàng thân thiết châu Á.

Là một phần của các biện pháp trừng phạt nhằm vào năng lượng Nga, EU sẽ cấm nhập khẩu than của Nga bắt đầu từ giữa tháng Tám.

Các chính phủ trong toàn khu vực hiện đang chạy đua để đảm bảo nguồn năng lượng của họ bằng cách mở rộng các lựa chọn nhập khẩu và tăng sản lượng trong nước đối với cả nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo.

Xuất khẩu than của Indonesia đạt mức cao mới trong tháng 3, một xu hướng chắc chắn sẽ tiếp tục do các lệnh trừng phạt.

EU đã hoãn lệnh cấm vận đối với than của Nga trong khoảng hai tháng do sự vận động hành lang từ Đức, một nhà nhập khẩu năng lượng chính của Nga. Năm 2020, Đức mua khoảng 21,5% than, 35,2% dầu và 58,9% khí đốt tự nhiên từ Nga, chứng tỏ sự phụ thuộc đáng kể của nước này vào nhà sản xuất năng lượng.

Trong khi EU mong muốn áp dụng các biện pháp trừng phạt để phản ứng với cuộc khủng hoảng, mà vẫn phải đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực trước khi cắt đứt hoàn toàn với Nga.

Mặt khác, các quốc gia khác ít kiên định hơn trong việc lên án Nga và đang lợi dụng tình hình để mua năng lượng giá rẻ. Sau khi mua được dầu giá rẻ của Nga, Ấn Độ hiện đang tìm kiếm than rẻ của Nga.

Nhập khẩu than của Ấn Độ từ Nga đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua vào tháng 3 này.

Và các nhà phân tích cho rằng cả Ấn Độ và Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu than từ Nga do nước này đưa ra mức giá thấp hơn trước rất nhiều.

Nga đang bán than với mức chiết khấu khoảng 60 - 65 USD/ tấn, so với mức 5.500 kcal/ kg than NAR của Newcastle, khiến than ngày càng trở nên hấp dẫn vào thời điểm giá năng lượng tiếp tục tăng lên mức kỷ lục.

Việc hoán đổi tiền tệ rupee-rúp mang lại lợi ích song phương: Ấn Độ giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt, Nga cho phép Ấn Độ tiếp tục nhập khẩu than giá rẻ.

Với tình thế này, Nhà Trắng đang gây áp lực đáng kể lên Ấn Độ để hạn chế nhập khẩu, đồng thời cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra nếu nước này tiếp tục hỗ trợ Nga.

Kể từ năm ngoái, Ấn Độ đã có trữ lượng than thấp và một số bang được dự đoán sẽ đối mặt với tình trạng thiếu điện.

Bất chấp mục tiêu của chính phủ là loại bỏ toàn bộ than nhập khẩu vào năm 2030 bằng cách tăng sản lượng từ các cơ sở than thuộc sở hữu nhà nước, tuy nhiên, quốc gia này vẫn phụ thuộc đáng kể vào than nhập khẩu vào thời điểm hiện tại.

Nước này hiện đang mua một phần đáng kể than của mình từ Australia, đối tác thương mại lớn thứ bảy của họ. Tuy nhiên, nếu Nga tiếp tục cung cấp các lựa chọn năng lượng rẻ hơn, có thể rất khó để chối từ.

Bất chấp những lời thề trong việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch và hướng tới các giải pháp thay thế có thể tái tạo, các hình phạt gần đây đối với Nga cho thấy sự tiếp tục phụ thuộc của thế giới vào than.

Trong khi người tiêu dùng châu Âu tìm đến các nhà cung cấp châu Á để đáp ứng nhu cầu than của họ, những nước khác ngay lập tức quay sang Nga, đặt năng lượng giá rẻ lên trước địa chính trị.

Lê Na (Theo Oil Price)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp