Gỗ Trường Thành (TTF) chấp nhận mất 426 tỷ đồng nợ khó đòi, lớn gần bằng vốn chủ sở hữu

Thứ sáu, 28/04/2023 07:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vốn chủ sở hữu của Gỗ Trường Thành (TTF) chỉ nhỉnh hơn so với khoản nợ khó đòi mà công ty vừa xóa một chút.

ĐHĐCĐ Gỗ Trường Thành (TTF) chấp nhận xóa khoản nợ 426 tỷ đồng, lớn gần bằng vốn chủ sở hữu

Trong buổi họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, CTCP Gỗ Trường Thành (TTF) đã công bố kết quả kinh doanh năm 2022 cùng với kế hoạch mục tiêu kinh doanh cho năm 2023 sắp tới với nhiều nội dung đáng chú ý.

Cụ thể thì trong năm 2022, BCTC kiểm toán của công ty ghi nhận doanh thu ở mức 2.001,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thế mang về chuyển từ lãi 6 tỷ đồng thành lỗ 1,2 tỷ đồng. Tuy rằng doanh thu có ghi nhận tăng trưởng 24,5% so với năm 2021 nhưng lợi nhuận mang về lại là con số âm.

go truong thanh ttf chap nhan mat 426 ty dong no kho doi lon gan bang von chu so huu hinh 1

Gỗ Trường Thành (TTF) vừa chấp nhận mất khoản nợ 426 tỷ đồng, lớn gần bằng vốn chủ sở hữu của công ty. (Ảnh TL)

Bước sang năm 2023, Gỗ Trường Thành đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.222 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 54 tỷ đồng, tăng lên rất nhiều so với khoản lỗ 1,2 tỷ đồng ghi nhận trên BCTC sau kiểm toán.

Nhận định về tình hình kinh doanh năm 2023, ban lãnh đạo công ty cho biết đây sẽ vẫn là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ khi mà tình trạng thiếu hụt đơn hàng còn kéo dài. Đồng thời việc cạnh tranh về giá bán sản phẩm để lấy đơn hàng giữa các đơn vị sản xuất sẽ khiến mặt bằng giá bán sản phẩm bị hạ thấp, gây khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới.

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh tương đối tham vọng khi lợi nhuận kế hoạch lên tới 54 tỷ đồng, Gỗ Trường Thành còn công bố kế hoạch dự kiến xóa sổ các khoản thu khó đòi tồn đọng nhiều năm. Các khoản phải thu không có khả năng thu hồi này chiếm tới 426 tỷ đồng. 

Điều này đồng nghĩa với việc Gỗ Trường Thành chấp nhận mất tới 426 tỷ đồng. Đây không phải là một số tiền nhỏ bởi theo cơ cấu tài sản của Gỗ Trường Thành thì số tiền này thậm chí còn lớn gần bằng Vốn chủ sở hữu của công ty tính tới hết ngày 31/12/2022.

Tài sản toàn nợ, rủi ro nợ ngắn hạn cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu

Như đã nêu phía trên, khoản nợ khó đòi mà ban lãnh đạo công ty "coi như mất" lên tới 426 tỷ đồng, chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu tài sản của Gỗ Trường Thành.

Tại thời điểm kết thúc năm 2022, tổng tài sản của Gỗ Trường Thành ghi nhận lên tới 3.006,1 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, phần tăng thêm chủ yếu ghi nhận dưới dạng nợ phải trả.

Cơ cấu nguồn vốn của Gỗ Trường Thành cũng có phần lớn là nợ phải trả, chiếm tới 2.573,2 tỷ đồng, tương ứng với 85,6% tổng nguồn vốn mà công ty đang sử dụng. Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 432,9 tỷ đồng, thậm chí nguồn vốn chủ này chỉ nhỉnh hơn so với khoản nợ khó đòi mà công ty vừa "coi như mất".

Điều đáng nói, đó là trong cơ cấu nợ của Gỗ Trường Thành, nợ ngắn hạn chiếm tới 1.503,5 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ gây nên một rủi ro rất lớn trong công tác quản trị nguồn vốn của Gỗ Trường Thành.

Hàng loạt lãnh đạo cấp cao từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2023

Đáng lưu ý hơn nữa đó là ngay trước thềm ĐHĐCĐ 2023 được tổ chức, hàng loạt các vị trí lãnh đạo cấp cao của Gỗ Trường Thành cũng đã từ nhiệm. 

Cụ thể thì trong ngày 3/4/2023, công ty đã công bố đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 của bà Trần Thị Hường. Bà Hường từng được bổ nhiệm vào vị trí thành viên HĐQT của Gỗ Trường Thành từ tháng 4 năm 2022. Bà Hường cũng đang là Phó chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư KSFinance.

Vào cuối tháng 2 trước đó, Gỗ Trường Thành cũng đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT độc lập của ông Dương Quốc Nam với lý do cá nhân, không thể sắp xếp thời gian đảm nhiệm vị trí được công ty phân công. Ông Dương Quốc Nam đã là thành viên HĐQT của Gỗ Trường Thành bắt đầu từ tháng 4 năm 2020.

Việc Các lãnh đạo cao cấp của Gỗ Trường Thành liên tục nộp đơn từ nhiệm, nhất là trong bối cảnh công ty gặp nhiều khó khăn như hiện tại cũng đang gây thắc mắc đối với nhiều nhà đầu tư. Điều này cũng đã được phản ánh ngay trong giá cổ phiếu của đơn vị này. 

Trong phiên giao dịch ngày 27/4/2023, cổ phiếu TTF của Gỗ Trường Thành chỉ được giao dịch ở mức 4.320 đồng/cổ phiếu, giảm rất sâu so với thời điểm cách đây 1 năm.

Trang Thu

Bình Luận

Tin khác

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm