Gói hỗ trợ lãi suất 2% là hành vi gian lận thương mại?

Thứ năm, 22/09/2022 05:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn nửa năm triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, hiện nay, có một số ý kiến quan ngại, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể bị áp dụng các lệnh trừng phạt, do có nghi vấn về gian lận thương mại.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước xác định một trong những mục tiêu trọng tâm là Chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cho những người vay vốn tại ngân hàng thương mại qua gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau hơn nửa năm triển khai gói hỗ trợ này, hiện nay, có một số ý kiến quan ngại, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể bị áp dụng các lệnh trừng phạt, do gian lận thương mại.

goi ho tro lai suat 2 la hanh vi gian lan thuong mai hinh 1

Trong bối cảnh bình thường, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp sẽ bị coi là hành vi gian lận thương mại.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng: Nếu trong bối cảnh bình thường, thì các hành động nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp, đơn cử như việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp sẽ bị coi là hành vi gian lận thương mại.

“Trong các Hiệp định thương mại song phương (FTA) và trong quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hành động trợ cấp này đều không được cho phép”, ông Cường cho biết.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt, đơn cử như thời điểm hiện tại, thế giới vẫn đang đối mặt với rất nhiều bất ổn, từ các vấn đề liên quan tới dịch bệnh, cho tới căng thẳng chính trị ở nhiều quốc gia, thì việc trợ cấp thương mại này có thể được “nhắm mắt làm ngơ”.

“Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều quốc gia cũng đã có các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp của họ. Nếu Việt Nam hỗ trợ lãi suất, thì nhiều nước trợ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp, nhưng đây là trong bối cảnh bất bình thường”, ông Cường chia sẻ.

Cũng theo chuyên gia của ADB, hiện tại, trên thế giới chưa xảy ra tình trạng cáo buộc gian lận thương mại, không công bằng cho việc cạnh tranh hàng hóa.

“Chúng tôi vẫn đang theo dõi xem sắp tới có trường hợp nào không, nhưng trên quan điểm của tôi, việc có cáo buộc gian lận thương mại, khi Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp chắc sẽ không xảy ra”, ông Cường nhấn mạnh.

Trước đó, trong Chuyên đề "Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững", trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2022, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà thừa nhận việc gói triển khai gói hỗ trợ hiện chưa được như kỳ vọng do còn có khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết trong thời gian tới. 

Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã xác định là các nhóm khó khăn, vướng mắc cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới.

Thứ nhất, về đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Trường hợp khách hàng không phải hoạt động đơn ngành mà đa ngành, đa lĩnh vực mà một trong những lĩnh vực đó thuộc ưu tiên thì có được hỗ trợ hay không. Ngoài ra, có nhiều hộ gia đình là khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại nhưng lại không đăng ký kinh doanh, khi đối chiếu thì chưa đủ điều kiện đối tượng của chương trình.

Thứ hai, tiêu chí đánh giá là khách hàng phải có khả năng, có phương án sản xuất kinh doanh, có khả năng phục hồi. Ngân hàng Nhà nước thấy có sự khác biệt giữa sự đánh giá, thẩm định của ngân hàng thương mại, ngân hàng cho vay với đánh giá về sau này của các cơ quan kiểm tra, thanh tra hay kiểm toán về thế nào là khách hàng có khả năng phục hồi.

Bên cạnh đó, khi đánh giá tính khả thi của dự án là tính thời điểm thẩm định dự án và quyết định giải ngân. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều biến cố dẫn đến phương án ban đầu khả thi, khách hàng có khả năng trả được nợ, nhưng sau đó gặp rủi ro dẫn đến khó khăn trong trả nợ.

Thứ ba, tâm lý e ngại từ phía ngân hàng cho vay và khách hàng vay. Bởi lẽ, trước đây có một số gói hỗ trợ lãi suất đã triển khai và cũng khó khăn nhất định trong chuyện giải ngân, đặc biệt là khâu quyết toán nên các ngân hàng cho vay có tâm lý e ngại.

Hơn nữa, chương trình có nguồn tiền hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước nên các ngân hàng thương mại cần thận trọng, đảm bảo dòng tiền hỗ trợ được đến đúng đối tượng, đúng mục tiêu, an toàn và hiệu quả, nên các ngân hàng mất nhiều thời gian chuẩn bị, xây dựng hệ thống tự động để theo dõi, hạch toán, quản lý dữ liệu báo cáo nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trong công tác thanh, quyết toán, kiểm toán khi tham gia Chương trình được hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đáng chú ý, một số chi nhánh ngân hàng đã chủ động liên hệ, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ hỗ trợ, song bản thân khách hàng (nhất là các doanh nghiệp) cũng có tâm lý e ngại trong trường hợp sơ suất khi tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước, phải tuân thủ các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm