Google chính thức phát hành chatbot Bard để cạnh tranh với ChatGPT

Thứ tư, 22/03/2023 08:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Google đã ra mắt chatbot Bard trong nỗ lực cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI, khi gã khổng lồ công nghệ này đang tìm cách thu hẹp khoảng cách trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) mà họ đang có phần tụt lại phía sau.

Google đã bắt đầu tung ra chatbot Bard, sản phẩm AI tiêu dùng độc lập đầu tiên của mình, vào thứ Ba (21/3). Google cho biết Bard, cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi dựa trên văn bản, sẽ được chạy riêng biệt với công cụ Google Tìm kiếm của họ.

google chinh thuc phat hanh chatbot bard de canh tranh voi chatgpt hinh 1

Giao diện chatbot Bard của Google. Ảnh: FT

Sự ra mắt của Bard diễn ra gần 4 tháng sau khi đối thủ OpenAI do Microsoft hậu thuẫn đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới với việc phát hành chatbot ChatGPT, khiến các gã khổng lồ công nghệ đổ xô đưa trí tuệ nhân tạo vào ngành kinh doanh tìm kiếm trên internet.

Tuần trước, OpenAI đã tiết lộ mô hình ngôn ngữ mới của mình, GPT-4, mà người dùng có thể truy cập thông qua phiên bản cao cấp của ChatGPT và thông qua công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft. Công cụ tìm kiếm khổng lồ của Trung Quốc Baidu cũng đã phát hành chatbot của riêng mình, có tên Ernie.

Trong những tuần gần đây, AI tổng quát cũng đã được tích hợp vào các ứng dụng năng suất được sử dụng rộng rãi, chẳng hạn như Workspace của Google, bao gồm Google Docs và Gmail, và phần mềm Office 365 của Microsoft, cũng như vào các ứng dụng phổ biến như Duolingo, cho phép hàng triệu người bắt đầu tương tác với công nghệ.

Google cho biết Bard sẽ chỉ đưa ra câu trả lời bằng tiếng Anh và sẽ cung cấp quyền truy cập trước cho những người dùng đăng ký danh sách chờ của họ ở Mỹ và Vương quốc Anh. Zoubin Ghahramani, Phó chủ tịch Google Research cho biết: “Chúng tôi muốn nhận phản hồi và tăng dần số lượng người có quyền truy cập vào Bard… trước khi tung ra rộng rãi” .

Bard được xây dựng dựa trên công nghệ AI của Google được gọi là LaMDA (Mô hình ngôn ngữ cho các ứng dụng đối thoại) và được huấn luyện từ nguồn dữ liệu văn bản lấy từ web mở. Nó cũng dựa trên các kết quả của Google Tìm kiếm, có nghĩa là nó ít có khả năng tự mâu thuẫn với thông tin không chính xác.

Chatbot trả lời câu hỏi là một trong những làn sóng sản phẩm tiêu dùng đầu tiên được xây dựng dựa trên cái gọi là AI tổng quát - một công nghệ sử dụng lượng lớn văn bản do con người tạo ra để tạo ra phản hồi hợp lý cho các truy vấn.

Nhưng Google đã chậm phát hành AI đàm thoại so với đối thủ Microsoft, công ty vào tháng 1 đã công bố khoản đầu tư “nhiều tỷ đô la” vào OpenAI. Các nhà phê bình cho rằng sự chậm chạp của Google vì hoạt động kinh doanh tìm kiếm truyền thống của họ đang mang lại lợi nhuận khổng lồ, khiến hãng này ngại giới thiệu AI vì khả năng tóm tắt kết quả tìm kiếm thành một câu trả lời duy nhất.

Jack Krawczyk, một trong những người dẫn đầu về Bard, cho biết công ty muốn mọi người coi chatbot như một “thử nghiệm” để tạo ra các ý tưởng và chiến lược, thay vì thay thế cho tìm kiếm.

Krawczyk cho biết các câu trả lời do Bard đưa ra sẽ không cung cấp trích dẫn cho tài liệu nguồn, trừ khi chúng được trích dẫn trực tiếp từ các trang web cụ thể. Tuy nhiên, Bard cho phép người dùng google bất kỳ sự kiện nào họ muốn làm rõ trực tiếp thông qua giao diện chatbot, sử dụng nút “Google it”.

Tính an toàn của chatbot Bard đã được chính Google thử nghiệm nội bộ và đã được thử nghiệm với một nhóm được gọi là Trusted Testers (Người thử nghiệm đáng tin cậy) - tức những người tiêu dùng đăng ký để thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ mới của Google.

Hoàng Hải (theo FT, Reuters, AP)

Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội nào sẽ lên ngôi nếu TikTok bị cấm ở Mỹ?

Mạng xã hội nào sẽ lên ngôi nếu TikTok bị cấm ở Mỹ?

(CLO) Theo công ty nghiên cứu eMarketer, người dùng trưởng thành ở Mỹ dành trung bình tới 54 phút cho TikTok mỗi ngày, nhiều hơn Instagram, Snapchat hoặc YouTube. Nếu TikTok biến mất ở Mỹ, ứng dụng nào sẽ lên ngôi?

Báo chí - Công nghệ
ByteDance thà đóng cửa TikTok chứ không bán cho Mỹ?

ByteDance thà đóng cửa TikTok chứ không bán cho Mỹ?

(CLO) ByteDance muốn đóng cửa TikTok tại Mỹ hơn là bán ứng dụng nếu không còn lựa chọn nào khác trước lệnh cấm của Mỹ, theo bốn nguồn tin cho biết.

Báo chí - Công nghệ
Công ty mẹ của Google cán mốc 2 nghìn tỷ USD, lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt

Công ty mẹ của Google cán mốc 2 nghìn tỷ USD, lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt

(CLO) Alphabet - công ty mẹ của Google - vừa công bố thu nhập vượt kỳ vọng trong quý đầu tiên năm 2024, cùng với đó là chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 70 tỷ USD.

Báo chí - Công nghệ
Mỹ muốn cấm TikTok và điều gì đã xảy ra khi Ấn Độ làm điều này vài năm trước?

Mỹ muốn cấm TikTok và điều gì đã xảy ra khi Ấn Độ làm điều này vài năm trước?

(CLO) Vào tháng 6 năm 2020, Ấn Độ đã bất ngờ cấm ứng dụng phổ biến TikTok cùng với hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc, sau cuộc đụng độ quân sự dọc biên giới Ấn Độ-Trung Quốc

Báo chí - Công nghệ
Ai có thể mua TikTok và thách thức là gì?

Ai có thể mua TikTok và thách thức là gì?

(CLO) Các nhà lập pháp đã yêu cầu TikTok phải thay chủ sở hữu để có thể duy trì hoạt động tại Mỹ. Vậy liệu TikTok có khả năng bị bán không? Ai có đủ tài chính để mua và sẽ gặp những trở ngại nào khi mua lại một nền tảng truyền thông xã hội khổng lồ như vậy?

Báo chí - Công nghệ