(CLO) Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Sáng 3/6, tại Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.
Nhằm cụ thể hoá định hướng “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa”, phấn đấu hoàn thành một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII đã đặt ra: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”, việc đầu tư xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035 là rất cần thiết.
Chương trình có 7 mục tiêu tổng quát: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa; xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo; nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, trên cơ sở đánh giá tổng kết việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, để đảm bảo tiến độ của các nội dung công việc ngay sau khi Chương trình được phê duyệt, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chương trình thực hiện thời gian là 2025-2035.
Thay mặt cơ quan thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban nhận thấy, Chương trình được xây dựng phù hợp với quy định về chương trình mục tiêu quốc gia theo khoản 9 Điều 4 Luật Đầu tư công. Ủy ban tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình như Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình của Chính phủ.
Việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng. Việc thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Về đối tượng thụ hưởng của Chương trình: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị rà soát các đối tượng thụ hưởng của Chương trình theo hướng khái quát hơn nhưng không bỏ sót đối tượng và tránh trùng lặp. Rà soát cơ sở pháp lý của các đối tượng thụ hưởng để quản lý chặt chẽ nguồn lực đầu tư.
Về phạm vi, quy mô thực hiện Chương trình: Ủy ban cơ bản nhất trí với đề xuất về phạm vi, quy mô thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng phạm vi của Chương trình còn rộng, dàn trải. Ủy ban đề nghị căn cứ điều kiện thực tiễn ở địa phương, kết quả đầu tư của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ trước và khả năng bố trí nguồn lực, xác định các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm, cấp bách để ưu tiên thực hiện trước…
Đề cập về một số đề xuất, kiến nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 có đối tượng, phạm vi rộng với nhiều nội dung khó, có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng Chương trình. Do đó, Chương trình cần được nghiên cứu, đánh giá toàn diện; chuẩn bị Hồ sơ bảo đảm chất lượng, đồng thời, bố trí thời gian phù hợp để Quốc hội cho ý kiến, thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết định. Đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định theo quy trình tại 2 kỳ họp, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
Đến ngày 23/5/2023, Hồ sơ về Chương trình còn thiếu dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và Báo cáo của Kiểm toán nhà nước. Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, ý kiến thẩm tra của Ủy ban và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, hoàn thiện Hồ sơ về Chương trình theo quy định, trình Quốc hội xem xét, thông qua.
(CLO) Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát kỹ các phương án, tập trung, khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang trí tổng thể phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, sớm có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi vay, hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng ổn định sản xuất, kinh doanh sau bão, lũ, sạt lở đất.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, trước những vấn đề tiếp quản thuốc, vaccine thì ngành y tế cũng nên tạo điều kiện cho các đơn vị được tự chủ trong việc cung ứng thuốc cho bệnh nhân; Tạo điều kiện cho bệnh viện nhập vaccine cho người dân, đáp ứng nguồn thuốc. Tất nhiên, Bộ Y tế vẫn đứng ra để quản lý chất lượng.
(CLO) Chính sách kinh tế "theo ý thích" của ônh Donald Trump đang khiến thị trường biến động mạnh, khi nhà đầu tư tập trung vào các ngành hưởng lợi từ thuế, dầu mỏ và tiền điện tử.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nghiêm túc thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ.
(CLO) Chiều 11/11/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2024 đã chính thức công bố sự trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 12/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Trung Trung Bộ có mưa, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 11/11, BCH Công đoàn Báo Tuyên Quang phối hợp với Chi hội Nhà báo Báo Tuyên Quang, Chi đoàn Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ Phát động thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số báo đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025), 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
(CLO) Trong tháng 10/2024, Sở TT&TT Hà Nội đã tiến hành xử phạt 5 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 57,5 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu xoay quanh việc không tuân thủ các quy định về thương mại và truyền thông, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh của thành phố.
(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ chức Lễ phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54.
(CLO) Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 – 2025, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt.
(CLO) Năm học 2024-2025, tỉnh Lào Cai quyết định không thu học phí đối với trẻ em học mầm non, học sinh phổ thông công lập và học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh này.
(CLO) Ai Cập trở thành một trong những điểm đến thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc, với sự góp mặt mới đây của BAIC và Zeekr trong kế hoạch mở rộng thị trường tại lục địa này.
(CLO) Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát kỹ các phương án, tập trung, khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang trí tổng thể phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, sớm có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi vay, hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng ổn định sản xuất, kinh doanh sau bão, lũ, sạt lở đất.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, trước những vấn đề tiếp quản thuốc, vaccine thì ngành y tế cũng nên tạo điều kiện cho các đơn vị được tự chủ trong việc cung ứng thuốc cho bệnh nhân; Tạo điều kiện cho bệnh viện nhập vaccine cho người dân, đáp ứng nguồn thuốc. Tất nhiên, Bộ Y tế vẫn đứng ra để quản lý chất lượng.
(CLO) Chiều 11/11, giải trình làm rõ các vấn đề được Đại biểu Quốc hội nêu tại phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương thống nhất với Bộ Y tế rằng, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là loại có hại cho sức khoẻ, phải cấm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ.
(CLO) Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 – 2025, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt.
(CLO) Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: “Chúng ta là nước không sản xuất vàng, việc can thiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu vàng của quốc tế, cho nên diễn biến sẽ khó lường. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát những diễn biến này, đưa ra các chính sách để ổn định thị trường vàng”.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho biết, Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở “thị trường đen”. Đại biểu đề nghị ngân hàng xem xét mua lại vàng miếng từ người dân để tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi cần bán vàng.
(CLO) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức can thiệp vàng, Ngân hàng đã họp, mời đại diện của các cơ quan, đặc biệt là Bộ Công an để hỗ trợ, theo dõi quá trình triển khai để tránh các hành vi trục lợi, gian lận trong quá trình can thiệp.
(CLO) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, các tổ chức tín dụng cấp tín dụng vào lĩnh vực nào và tỉ lệ là bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của tổ chức tín dụng trên cơ sở nguồn vốn được huy động. Trong đó, đối với lĩnh vực bất động động sản, bà Hồng khẳng định: Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản.