Hà Nam: Chủ động phòng chống bệnh Sởi/Rubella, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch

Thứ sáu, 22/03/2024 17:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ đầu năm 2024 đến nay tỉnh Hà Nam ghi nhận 07 trường hợp sốt phát ban nghi mắc Sởi/Rubella, trong đó qua xét nghiệm xác định 01 trường hợp dương tính với bệnh Sởi (trú tại Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm) và 01 trường hợp dương tính với bệnh Rubella (trú tại phường Thanh Châu, TP Phủ Lý).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sởi, để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Sởi/Rubella trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam yêu cầu các đơn vị y tế theo chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở Y tế về công tác phòng, chống bệnh Sởi/Rubella tại đơn vị, địa phương.

Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Sởi/Rubella trên địa bàn, thông báo kịp thời tới các đơn vị y tế dự phòng để phối hợp tiến hành điều tra ca bệnh, yếu tố dịch tễ và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh theo quy định.

ha nam chu dong phong chong benh soi rubella giam thieu nguy co bung phat dich hinh 1

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi. Ảnh: ST

Các đơn vị y tế tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông, hướng dẫn cán bộ, nhân viên, người lao động và nhân dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Tăng cường rèn luyện thể dục; có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể; chủ động tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi/rubella cho bản thân và người thân theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Yêu cầu cán bộ, nhân viên, người lao động và nhân dân khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe (sốt, ho, phát ban, viêm long đường hô hấp,...) cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị, không nên tự ý điều trị tại nhà.

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm ca nghi mắc/mắc bệnh Sởi/Rubella trong cộng đồng, trường học, doanh nghiệp và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan thành dịch, hạn chế các trường hợp chuyển nặng và tử vong.

Đặc biệt chú ý các trường hợp sốt, phát ban, có hội chứng viêm long đường hô hấp... và kịp thời thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để phối hợp lấy mẫu làm xét nghiệm hoặc gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý theo quy định không để dịch bệnh lan rộng ra cộng đồng.

Các đơn vị cũng tổ chức tốt việc thu dung và điều trị bệnh nhân, thực hiện phân tuyến điều trị theo quy định. Cùng đó phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, các ban, ngành, đoàn thể của huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh Sởi/Rubella và các biện pháp phòng chống, vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm các vắc xin phòng bệnh.

Các Trạm Y tế và các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi, bệnh rubella cho người dân đảm bảo an toàn, đúng quy định. Đồng thời rà soát, vận động người dân đặc biệt là trẻ dưới 36 tháng tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh sởi và bệnh rubella cần được tiêm chủng sớm, đúng lịch và đầy đủ. Các đơn vị y tế cũng chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện, trang thiết bị để đáp ứng khi có dịch xảy ra.

Bệnh Rubella (hay gọi là sởi Đức) và bệnh Sởi có một số triệu chứng khá giống nhau nên nhiều người bệnh gặp khó khăn khi phân biệt, tuy vậy nhưng 2 bệnh này do nguyên nhân khác nhau gây ra, có đặc điểm triệu chứng và tiên lượng bệnh không giống nhau.

Bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi, thuộc họ paramyxovirus, thường có khả năng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và khả năng lây lan mạnh khi tiếp xúc với người bệnh. Hiện nay khả năng mắc bệnh và thành dịch cao. Bệnh hay xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi, tuy nhiên một số đợt dịch gần đây trẻ dưới 1 tuổi vẫn có nguy cơ bị sởi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thời kỳ ủ bệnh của Sởi thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày. Trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện triệu chứng gì của bệnh, nhưng vẫn có nguy cơ lây lan bệnh cho người lành. Chính vì vậy phòng ngừa bệnh sởi bằng cách tránh tiếp xúc rất khó. Khởi phát: Đặc trưng bởi sốt đột ngột mức độ nhẹ đến vừa, kèm theo ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy...

Những triệu chứng này hầu như luôn xảy ra, sau khi xuất hiện các triệu chứng trên thấy bắt đầu có nội ban là các hạt Koplik, là các hạt nhỏ màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ mọc ở vòm họng, niêm mạc má, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Toàn phát: Sốt cao khoảng 39 độ, phát ban dát sẩn màu hồng theo thứ tự bắt đầu ở sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ rồi dần dần xuất hiện khắp người, ban có đặc điểm khi căng da thì mất, kèm theo ngứa, khó chịu.Phục hồi: Ban nhạt màu và lặn dần theo thứ tự mọc, các triệu chứng lâm sàng giảm dần.

Rubella là bệnh truyền nhiễm do virus rubella thuộc họ togavirus gây ra, lây qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc với hạt nước bọt của người mang bệnh hay lây từ mẹ sang con qua nhau thai, từ khi có vắc-xin phòng bệnh thì bệnh Rubella hiện nay ít gặp. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng cũng ít gặp ở trẻ sơ sinh trừ trường hợp trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh.

Thời kỳ ủ bệnh của rubella khoảng 12 - 23 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, giai đoạn này cũng không có triệu chứng giống như bệnh Sởi

Khởi phát: Khác với sởi, ở giai đoạn này có thể thấy các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc, tiêu chảy... tuy nhiên các triệu chứng này ít khi xuất hiện.

Toàn phát: Sốt nhẹ khoảng 38 độ C, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy mũi trong, đôi khi đỏ mắt, thường xuất hiện 1- 4 ngày. Nổi hạch, phát ban ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường mọc không theo quy luật, không tuần tự như sởi.Thời kỳ lui bệnh thường hết sốt, ban bay không theo quy luật và không để lại dấu vết trên da.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe