Hà Nội bắt người khỏe đi cách ly tập trung thì người già, con nhỏ, vợ bầu ở nhà ai chăm?

Thứ năm, 18/11/2021 11:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia cho rằng, tại sao chúng ta cứ phải thí điểm trong khi chúng ta đã có quá nhiều các bài học về cách ly tập trung trong đợt dịch vừa qua.

Những ngày qua, vấn đề cách ly F1 tại Hà Nội nhận được sự chú ý của dư luận khi thông tin muốn cách ly tại nhà phải nhận được sự đồng ý của hàng xóm, hay ưu tiên cách ly tại nhà với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, trong khi người khỏe mạnh phải đi cách ly tập trung.

Xung quan vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với tiến sĩ Phan Tân, chuyên gia làm việc tại Viện Hàn Lâm khoa học Xã hội Việt Nam.

ha noi bat nguoi khoe di cach ly tap trung thi nguoi gia con nho vo bau o nha ai cham hinh 1

Thưa ông, hiện nay đang có nhiều luồng dư luận trái chiều liên quan đến việc Hà Nội hạn chế cách ly F1 tại nhà, đặc biệt thông tin F1 muốn cách ly tại nhà phải được sự đồng ý của hàng xóm. Ông bình luận về vấn đề này như thế nào?

Tiến sĩ Phan Tân: Sau khi Chính phủ có chủ trương "sống chung với dịch", một số địa phương có số ca tăng lên gây lo lắng trong cộng đồng. Đây là điều tất yếu bởi khi nới lỏng giãn cách, cho phép đi lại "hạn chế", khôi phục sản xuất, quan hệ giao tiếp xã hội nhiều lên thì gia tăng lây nhiễm, gia tăng ca bệnh là đương nhiên.

Chúng ta cũng đã chuẩn bị tâm thế cho tình huống này. Tuy nhiên, một số địa phương lại có vẻ lo sợ, có những chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch chưa thống nhất.

Việc Hà Nội hạn chế cách ly F1 tại nhà, đặc biệt quy định F1 muốn cách ly tại nhà phải được đồng ý của hàng xóm thể hiện nhận thức thiếu thống nhất của chính quyền Hà Nội trong chủ trương phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Tp Hồ Chí Minh đã thừa nhận sai lầm khi tổ chức cách ly tập trung F1, F0 (không triệu chứng) đợt dịch vừa qua dẫn đến khủng hoảng hệ thống y tế do lây nhiễm chéo.

Hà Nội cho là có đủ khả năng cách ly tập trung 60-100 ngàn người, nhưng có cần thiết phải cứ phải tập trung đủ hoặc đến quá tải mới cho cách ly ở nhà không?

Việc xin sự đồng ý của hàng xóm cũng là quy định gây khó cho người dân; vấn đề là cần phải có chuẩn cách ly dựa trên cơ sở khoa học nhất định.

Cơ sở khoa học và thực tiễn cho thấy cách ly ở nhà tốt hơn thì chúng ta tổ chức cách ly tại nhà; trừ trường hợp gia đình không đủ chuẩn/điều kiện không gian và sự chăm sóc, giám sát... thì mới cần sự can thiệp của chính quyền, hay ý kiến của hàng xóm. Hàng xóm phải là người trợ giúp, chứ không phải là người cho phép hay không!

ha noi bat nguoi khoe di cach ly tap trung thi nguoi gia con nho vo bau o nha ai cham hinh 2

Cách ly y tế tại nhà là cách phòng bệnh hữu hiệu trong điều kiện dịch đang có chiều hướng phức tạp.

Thưa ông, Hà Nội thí điểm cách ly F1 tại nhà chỉ ưu tiên phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, người bị bệnh nền, trong khi người khỏe mạnh, tiêm hai mũi vắc xin lại phải đi cách ly tập trung có đảm bảo tính khoa học?

Tiến sĩ Phan Tân: Từ thực tiễn diễn biến dịch bệnh, tôi vẫn đề nghị để F1 tự cách ly tại nhà (trường hợp cá nhân gia đình họ không đủ điều kiện không gian).

Với việc tổ chức thí điểm như trên, nếu là thông tin chính xác thì nói về tính khoa học, tôi cho rằng, đây là cách làm ngược của chính quyền Hà Nội.

Người có bệnh nền, phụ nữ mang thai thuộc nhóm nguy cơ cao, cần có theo dõi, điều trị kịp thời trong lây nhiễm và có nguy cơ lây nhiễm, họ cần được nhận sự chăm sóc chu đáo và kịp thời về y tế.

Ngược lại, những người khỏe mạnh, người đã tiêm 2 mũi nếu nhiễm bệnh ít có nguy cơ tử vong mà họ có thể tự chăm sóc, tự miễn nhiễm/miễn dịch.

Trường hợp nghịch lý, trong một gia đình các thành viên đều F1, người khỏe mạnh đi rồi lấy ai chăm sóc người già, người bệnh nền, phụ nữ có thai…?

Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao chúng ta cứ phải thí điểm trong khi chúng ta đã có quá nhiều các bài học về cách ly tập trung trong đợt dịch vừa qua.

Sự thành công của một số tỉnh/thành khi tổ chức cách ly tại nhà (Hải Dương, Hậu Giang, Tiền Giang...) là một minh chứng cho lựa chọn phòng, chống dịch phù hợp; cách tổ chức này đã giảm áp lực cho các cơ  sở y tế.

Khi dư luận ủng hộ việc cách ly y tế tại nhà, điều trị F0 không có triệu chứng tại nhà điều này nói lên điều gì? Theo ông, phương án chống dịch tới đây cần thiết như thế nào?

Tiến sĩ Phan Tân: "Cách ly y tế tại nhà, điều trị F0 tại nhà" chính là bài học đã được rút ra qua đợt dịch thứ tư vừa qua. Dư luận đã chứng kiến những mất mát sinh mạng từ các khu cách ly; các nhà quản lý, các chuyên gia y tế cũng đã có tổng kết rút kinh nghiệm.

Cho nên, dư luận ủng hộ việc cách ly y tế tại nhà, điều trị F0 không có triệu chứng tại nhà cũng là sự ủng hộ đúng đắn.

Đặc biệt, khi mà cái chết chưa thấy đâu nhưng đã thấy sự quá tải, sợ hãi, sự lây nhiễm chéo, cái đói, cái cô đơn... ở các khu cách ly là đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người dân. Nên lựa chọn phương án tự cách ly ở nhà sẽ được đa số người dân ủng hộ.

Về phương án chống dịch trong thời gian tới, theo tôi, bên cạnh việc khẩn trương phủ kín Vaccine cho các đối tượng được chỉ định thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh dịch, huấn luyện cho người dân kỹ năng tự phòng, chống là hết sức quan trọng.

Người dân phải được huấn luyện, làm quen với việc tự bảo vệ, chăm sóc và điều trị COVID-19 để sau này xem nó như bệnh thông thường.

Chính quyền phải tập dần cho người dân hướng tới tự điều trị COVID-19 tại nhà. Chỉ can thiệp, hỗ trợ khi chính người dân không đủ điều kiện, người dân yêu cầu.

Chính quyền phải lập các đội y tế phản ứng nhanh ở cấp phường/xã, thôn/khu phố, kịp thời can thiệp đến các trường hợp phát hiện có chuyển biến bệnh để tránh trường hợp tử vong đáng tiếc.

ha noi bat nguoi khoe di cach ly tap trung thi nguoi gia con nho vo bau o nha ai cham hinh 3

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe