(CLO) Bên cạnh những hàng hóa có tem nhãn rõ ràng đúng quy định, thì không ít hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng ngoại nhập không dán tem nhãn phụ tiếng Việt,… Đó là những gì mà phóng viên ghi nhận được tại các cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị LAMASON 10K trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo thông tin phóng viên báo Nhà báo và Công luận tìm hiểu, hệ thống cửa hàng tiện ích LAMASON 10K thuộc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư LamaSon 10k (địa chỉ tại số 207 Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội), được thành lập từ 2018, chuyên kinh doanh một chuỗi các cửa hàng chuyên về đồ tiêu dùng. Hiện nay, công ty này có đến 35 cửa hàng phủ kín mọi ngóc ngách của Thủ Đô, chủ yếu kinh doanh đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, hoá mỹ phẩm, hàng may mặc, giày dép,…
Ngay sau khi nhận được thông tin hệ thống cửa hàng LAMASON 10K đang có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa. Phóng viên đã khảo sát một số cửa hàng thuộc hệ thống này.
Nhiều sản phẩm không có tem nhãn phụ
Ghi nhận thực tế của phóng viên tại cửa hàng LAMASON 10k (địa chỉ số 207 Tô Hiệu, 90 Hoàng Quốc Việt, 40 Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đang bày bán hàng nghìn sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như kích thước hàng hóa từ: dầu gội đầu, mỹ phẩm, chăm sóc da, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, đồ dùng thiết yếu hàng ngày cho đến đồ dùng của trẻ em... nhưng đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, "mập mờ" về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Quan sát bằng mắt thường dễ dàng nhận thấy hầu hết các mặt hàng ở đây “chi chít” những dòng chữ bằng tiếng nước ngoài... nên việc xác định nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm cũng như các thông tin về sản phẩm (hướng dẫn sử dụng, thành phần, công dụng bằng tiếng Việt...) đều không có.
Người tiêu dùng muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm hay cách sử dụng đều phải hỏi nhân viên tại cửa hàng mới có thể nắm rõ. Điều này gây khó khăn và bất tiện cho người tiêu dùng khi có nhu cầu mua hàng sử dụng.
Tương tự, tại cửa hàng LAMASON 10k (địa chỉ số 90 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) theo ghi nhận của phóng viên, có rất nhiều sản phẩm được bày bán từ đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, phụ kiện, mỹ phẩm... Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm Made in Việt Nam thì cửa hàng còn rất nhiều sản phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt, mập mờ về nguồn gốc.
Tại quầy đồ chơi trẻ em, trừ một số sản phẩm là đồ chơi nước ngoài có đầy đủ tem nhãn phụ tiếng Việt thì một số đồ chơi như: máy bay, ô tô, đồ chơi điện thoại, bong bóng…không hề có bất kỳ thông tin bằng tiếng Việt nào liên quan đến đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Đáng chú ý, có những sản phẩm còn “trắng” thông tin, “tù mù” về nguồn gốc xuất xứ, ngoài thông tin về giá bán, không có thông tin liên quan đến đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu.
Trong vai khách hàng đang có nhu cầu tìm mua một vài sản phẩm đồ chơi trẻ em, phóng viên có thắc mắc với nhân viên tại cửa hàng về nguồn gốc của những sản phẩm này thì nhận được câu trả lời: “Em chỉ là nhân viên nên không nắm được”.
Điển hình, như các sản phẩm ô tô nhựa, Pop It, đồ chơi stichket...chỉ được cửa hàng này dán giá bán, mặt trước và mặt sau chỉ toàn là tiếng nước ngoài, không hề có tem nhãn phụ để người tiêu dùng có thể tìm hiểu về sản phẩm.
Còn tại cửa hàng LAMASON 10k (địa chỉ số 40 Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) cũng đang bày bán hàng nghìn sản phẩm như: Đồ dùng gia đình, thời trang, mỹ phẩm,… với mức giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng.
Đối với một số sản phẩm là mặt hàng gia dụng như bàn chải, cọ chảo, móc treo tường, móc tròn bông tắm, thìa cơm, găng tay thậm chí là cả ống hút đều không có tem nhãn phụ về nguồn gốc sản phẩm.
Đặc biệt hơn nữa, đối với một số sản phẩm là mỹ phẩm cũng không có tem nhãn rõ ràng khiến người tiêu dùng rất khó để nhận biết về sản phẩm.
Trao đổi với phóng viên, chị Hương Tú, một khách hàng tại cửa hàng LAMASON 10k cho biết: "Tôi thường xuyên ra cửa hàng ở LAMASON 10k để mua đồ gia dụng cho gia đình, tuy nhiên nhiều sản phẩm bán tại đây chỉ có chữ nước ngoài, không có tem nhãn giới thiệu về sản phẩm, nguồn gốc của sản phẩm nên tôi khá hoang mang lo lắng".
“Đối với các sản phẩm hóa mỹ phẩm ở đây tôi không dám mua về sử dụng vì thứ nhất chỉ cần nhìn bao bì đã thấy chất lượng in ấn không rõ ràng, chữ xấu, cẩu thả, dễ bong tróc; thứ hai không biết là loại nào, công dụng là gì, một số sản phẩm không có tem nhãn phụ về nguồn gốc cũng khiến tôi không tin tưởng về chất lượng cũng như độ an toàn khi sử dụng sản phẩm này” chị Hương Tú chia sẻ thêm.
Trước những sự việc trên, dư luận vẫn còn băn khoăn: Liệu LAMASON 10K có thể “đảm bảo” những sản phẩm được họ bày bán là sản phẩm an toàn? Người sử dụng sẽ ra sao nếu mua phải những mặt hàng rởm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường? Khi có sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng?...
Thiên đường hàng thương hiệu giá hơn “trăm ngàn”
Thực trạng sản phẩm “đeo” mác nổi tiếng, được bán trong những cửa hiệu nổi tiếng nhưng không có thông tin chỉ dẫn, không có hướng dẫn sử dụng, bảng thành phần…đang diễn ra tràn lan.
Cụ thể, nhiều mặt hàng hóa mỹ phẩm bày bán tại cửa hàng có nhiều dấu hiệu bất thường, nổi bật nhất là sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Intima Ziaja cũng là một trong những sản phẩm “quốc dân” được chị em tin dùng, nhưng hầu hết trên các hệ thống LAMASON 10K mặt hàng này không hề có thông tin của sản phẩm, gây khó khăn cho khách hàng khi tìm hiểu thông tin.
Tương tự, phấn rôm trẻ em, dầu gội đầu, sữa dưỡng thể, dầu mát-xa, sữa tắm Johnson's Baby là một thương hiệu mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da nổi tiếng dành cho trẻ em của Mỹ, thế nhưng trên mỗi sản phẩm lại không gắn tem, mác nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy định.
Thông thường, các sản phẩm chăm sóc da sẽ được chỉ định sử dụng trên nền những loại da khác nhau, nếu không sẽ gây kích ứng cho người dùng đặc biệt là trẻ nhỏ.
Điều đáng nói, nhiều sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng được bày bán ở LAMASON 10k như: thương hiệu thời trang Calvin Klein, Tommy, Body Mist Victoria’s Secret… được chào bán với giá rẻ hơn nhiều so với giá cả triệu đồng?
Không chỉ vậy, các mặt hàng điện tử như củ sạc, cáp sạc, tai nghe điện thoại, quạt tích điện cầm tay, nồi cơm điện… bán với giá rẻ chỉ từ vài chục nghìn đồng. Hầu hết các sản phẩm này đều không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thậm chí nguy cơ cháy nổ là rất cao.
Phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã đặt lịch làm việc và nhiều lần liên hệ với Công ty Thương mại và Đầu tư LamaSon 10K để tìm hiểu rõ sự việc. Tuy nhiên, đến nay đơn vị trên vẫn chưa có thông tin phản hồi.
Liên hệ với ông Nguyễn Trọng Bình, Trưởng phòng Kiểm tra phối hợp liên ngành Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội cho phóng viên biết, đã chuyển cho các đội thuộc Cục QLTT và sẽ cung cấp thông tin lại sau.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng đang trở thành vấn nạn mà cả xã hội chung tay bài trừ. Do vậy đề nghị Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm những tồn tại về hàng hoá có dấu hiệu vi phạm quy định tại các điểm bán hàng thuộc hệ thống LAMASON 10K.
Theo Luật sư Đinh Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Luật Đại Đông Á, cho biết: “Đối với hành vi kinh doanh sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu: kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không rõ chất lượng; kinh doanh hàng hóa trôi nổi của hệ thống siêu thị, thì mức xử phạt là từ 600.000 đồng đến 200.000.000 đồng tuỳ thuộc vào giá trị hàng hoá mà tổ chức trên vi phạm. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ xung và các biện pháp khắc phục hậu quả.”
(NB&CL) Dự án xây dựng Trung tâm thử nghiệm ô tô của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) triển khai từ năm 2008 đến nay đã hơn 15 năm nhưng chưa thực hiện, khiến cử tri và Nhân dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Lũ quét xảy ra Lào Cai, Hà Giang, vụ tai nạn giao thông tại TP. Hồ Chí Minh, cháy lớn ở Hà Nội,… được đăng tải trên mạng xã hội ngay sau khi sự việc vừa xảy ra hoặc đang xảy ra, đạt số lượng người xem, chia sẻ kỷ lục. Sức hút của sự kiện, việc quan tâm của công chúng khiến các cơ quan báo chí ngay lập tức phải vào cuộc. Vấn đề đặt ra là, báo chí đã tận dụng thông tin từ mạng xã hội như thế nào cho phù hợp để không đánh mất mình?
(CLO) Ngày 10/10, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, đã công bố Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thúy Nga (SN 1973, trú huyện Hàm Tân), Giám đốc Công ty TNHH Phương Nam - Bình Thuận để điều tra về hành vi trốn thuế.
(CLO) Trung tâm Giáo dục cộng đồng về PCCC&CNCH sẽ phổ biến kiến thức pháp luật, biện pháp bảo đảm an toàn PCCC&CNCH, hướng dẫn kỹ năng xử lý tình huống cháy nổ, thoát nạn. Trung tâm tổ chức hoạt động định kỳ các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần tại Trung tâm Văn hóa quận Thanh Xuân, Hà Nội.
(CLO) CTCP Thương mại - Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) đã liên tục thua lỗ trong 3 quý gần nhất. Công ty cũng vừa bị Chi cục thuế Quận 10, TP HCM ra quyết định cưỡng chế về thuế.
(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp các đơn vị tiếp tục tổ chức chương trình trải nghiệm mặc áo dài trên xe buýt 2 tầng - “Tinh hoa áo dài” trong ngày 10/10, miễn phí cho người dân.
(CLO) Sau khi ăn tối tại căng tin trường, nhiều học sinh tại Lào Cai xuất hiện tình trạng sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, nghi bị ngộ độc phải nhập viện điều trị.
(CLO) Một báo cáo mới đây từ tổ chức phi lợi nhuận Stop AAPI Hate cho thấy sự gia tăng đáng kể các hành vi thù địch trên mạng nhắm vào người Mỹ gốc Nam Á trong năm 2023 và 2024.
(CLO) Hôm thứ Tư, các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cấp cho Ukraine khoản vay lên đến 35 tỷ euro. Khoản vay này được đảm bảo bởi các tài sản bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga, theo tuyên bố của Hội đồng EU.
(CLO) Bolivia đã chính thức tham gia vụ kiện diệt chủng chống lại Israel tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), theo thông báo từ tòa án ở Den Haag, Hà Lan.
(CLO) Sáng 10/10, Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) mở đầu bằng chương trình nghệ thuật chào mừng đặc biệt kỷ niệm với chủ đề chủ đề "Thủ đô 70 năm - Bản Hùng ca".
(CLO) Theo đề xuất của Ban Hạ tầng, cầu Vàm Thuật sẽ có kết cấu bê tông cốt thép, quy mô vĩnh cửu với 4 làn xe cơ giới; tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.136 tỷ đồng.
(NB&CL) Dự án xây dựng Trung tâm thử nghiệm ô tô của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) triển khai từ năm 2008 đến nay đã hơn 15 năm nhưng chưa thực hiện, khiến cử tri và Nhân dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Thanh tra Chuyên đề về nợ đọng xây dựng cơ bản, việc thu hồi nợ tạm ứng và quyết toán công trình xây dựng tại UBND huyện Bình Sơn, giai đoạn từ năm 2021 - 2023, Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện hàng loạt sai phạm.
(CLO) Nhiều ngày liền, nước thải kèm mùi hôi thối liên tục từ khu vực nhà máy sản xuất tơ tằm tại Khu công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) xả chảy vào khu dân cư.
(CLO) Có số liệu tài chính khác nhau trong quá trình dự thầu nhưng Công cổ phần xây dựng Hải Ninh vẫn trúng nhiều gói thầu có giá trị lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(CLO) Để làm rõ hơn những nội dung trong đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Ngọc về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến nhận tiền xin đầu tư dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Yên Sơn - Bắc Lũng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 (mở rộng), phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã liên hệ với những người có tên trong đơn nhằm tìm hiểu thêm thông tin sự việc.
(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài viết phản ánh về việc Công ty tư nhân Tuyết Đông (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai) có nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã vào cuộc chỉ đạo kiểm tra, rà soát những nội dung mà Báo phản ánh.
(CLO) 10/10 mẫu nước lấy tại Tuyên Quang xét nghiệm sau vụ vỡ đập bùn thải của Công ty Kim loại màu Bắc Kạn đều không đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt.
(CLO) Để có đất đắp cho các trang trại chăn nuôi, công trình giao thông trên địa bàn huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), một số cá nhân đã móc nối, khai thác trái phép khoáng sản nhằm cung cấp cho đơn vị thi công.
(NB&CL) Dự án Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương) qua nhiều lần đổi chủ vẫn hoạt động kém hiệu quả. Qua thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại dự án trăm tỷ này.
(NB&CL) Thanh tra Chính phủ vừa thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng tại dự án Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai…