(CLO) TP Hà Nội vừa có các quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở một số vị trí đê tả Đuống, đê hữu Hồng, đê tả Cà Lồ và ban hành các lệnh khẩn cấp xây dựng công trình.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái hạ lưu đê tả Đuống tương ứng từ K1+050 đến K1+450, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh.
Theo đó, chiều dài sạt lở khoảng 400 m, diễn biến rất phức tạp, làm sạt trượt 2 cung sạt trên mái đê với chiều dài 150 m và 100 m, điểm gần nhất cách mặt đê khoảng 2 m, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định, an toàn của tuyến đê tả Đuống.
Để khắc phục sự cố trên, đại diện UBND TP Hà Nội đã ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp. Đơn vị quản lý, thực hiện xây dựng công trình là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP Hà Nội, dự kiến chi phí đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, hoàn thành dự án trong năm 2023.
Bên cạnh đó, ông Quyền còn ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ tả sông Đuống tương ứng từ K12+540 đến K13+000 đê tả Đuống, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Theo đó, diễn biến sạt lở đang rất phức tạp, làm nứt đường dân sinh sát bờ sông và khu dân cư sinh sống tập trung, ảnh hưởng trực tiếp đến 35 hộ dân xã Dương Hà, huyện Gia Lâm đang sinh sống trong khu vực sạt lở.
Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục tình trạng sạt lở bờ tả sông Đuống đã được ban bố, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội quản lý, thực hiện xây dựng công trình. Dự kiến kinh phí khoảng 40 tỷ đồng, hoàn thành trong năm 2023.
Phó Chủ tịch UBND TP cũng công bố tình huống khẩn cấp sạt lở kè Xâm Thị tương ứng từ K86+389 đến K87+500 đê hữu Hồng, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín.
Diễn biến sạt lở đang rất phức tạp, mái và đỉnh kè chưa được gia cố đã bị sạt lở ảnh hưởng đến khoảng 150 hộ dân, gây lún nứt nhà dân, công trình phụ, tường bao, đường dân sinh… ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn về người và tài sản của nhân dân sinh sống trong khu vực sạt lở.
Thành phố ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục tình trạng sạt lở kè Xâm Thị, giao trách nhiệm quản lý, thực hiện xây dựng công trình cho Sở NN&PTNT, dự kiến kinh phí đầu tư khoảng 78 tỷ đồng, hoàn thành trong năm 2023.
Trong một quyết định khác, lãnh đạo UBND TP Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở kè Yên Phú tương ứng từ K4+200 đến K4+800 đê tả Cà Lồ, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn.
Theo công bố, diễn biến sạt lở đang rất phức tạp, phần chân kè nhiều đoạn trôi xuống sông. Tại vị trí K4+300 đê tả Cà Lồ, đỉnh kè và mái kè bị sạt, chiều dài khoảng 20 m, mái kè bị sạt khoảng 25 m2. Do mái kè là mái đê, hiện trạng sạt lở, hư hỏng tuyến kè Yên Phú đã làm ảnh hưởng đến khả năng chống lũ của tuyến đê tả Cà Lồ.
Thành phố ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục tình trạng sạt lở kè Yên Phú tương ứng vị trí nói trên; giao trách nhiệm quản lý, thực hiện xây dựng công trình cho Sở NN&PTNT, mức đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tiếp thu, rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trình Quốc hội.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó, quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.
(CLO) Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tiếp tục xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại trên bộ quan trọng nhất của cả nước, là điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước Đông Nam Á.
(CLO) Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan.