(CLO) Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Chủ trương này được cho là xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội được nhiều người quan tâm, đặc biệt trước thông tin cho rằng “Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới”. Theo chuyên gia, phân vùng phát thải thấp là mục đích tốt nhưng Hà Nội cần triển khai theo lộ trình, đáp ứng các điều kiện vận tải công cộng và phương tiện thay thế.
Hà Nội chọn thí điểm vùng phát thải thấp tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình
Vừa qua, HĐND TP. Hà Nội thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô sửa đổi. Vùng phát thải thấp (LEZ) là khu vực được xác định để hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện chất lượng không khí.
Theo nghị quyết, từ năm 2025 đến 2030, thành phố sẽ thí điểm lập vùng LEZ ở một số khu vực của quận Hoàn Kiếm, Ba Đình; đồng thời khuyến khích các quận huyện khác lập vùng này. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực có một trong các tiêu chí sau sẽ phải thực hiện vùng LEZ.
Có hai tiêu chí, đó là vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải được xác định tại Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; vùng thường xuyên ùn tắc giao thông và có chất lượng không khí trung bình năm đánh giá trong tối thiểu một năm gần nhất không đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Những vùng LEZ sẽ phải áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo môi trường như: Cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel; hạn chế hoặc cấm ôtô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 và môtô, xe gắn máy không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 đi vào vùng LEZ theo thời điểm hoặc khu vực.
UBND thành phố sẽ đề xuất ban hành các loại phí và lệ phí đối với phương tiện cơ giới đường bộ lưu thông trong vùng LEZ; đề xuất chính sách hỗ trợ người sinh sống và làm việc trong vùng LEZ, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang dùng năng lượng sạch, phương tiện không phát thải.
Hà Nội sẽ có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông sử dụng năng lượng sạch từ ngân sách thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện vùng LEZ và có các biện pháp khác phù hợp với đặc thù của địa phương.
Thảo luận tại hội trường trước khi bấm nút thông qua nghị quyết, đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng đây là nghị quyết quan trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân Thủ đô. Trước khi áp dụng vùng LEZ, các cơ quan phải đánh giá được tác động kinh tế xã hội, đặc biệt với người dân khi phải chuyển đổi xe gây ô nhiễm sang phương tiện xanh.
Giải đáp ý kiến, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam cho hay dự thảo nghị quyết đã được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các sở ngành, quận huyện và người dân. Kết quả lấy cho thấy người dân cơ bản đồng tình.
Làm rõ thêm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Phi Thường cho hay nghị quyết mới nêu nguyên tắc ban đầu về cơ chế chính sách hỗ trợ người dân sống trong vùng LEZ. Tại phiên chất vấn chiều 11/12, Chủ tịch thành phố gợi mở một số cơ chế hỗ trợ người sử dụng phương tiện, trước hết là xe máy ô nhiễm chuyển đổi sang điện. Sở đang xây dựng bốn dự thảo nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô, trong đó có chính sách liên quan đến nội dung này.
Hà Nội đang đối mặt với ô nhiễm không khí. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016-2020, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại thành phố vượt gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Nồng độ bụi PM10 trung bình năm vượt quá giới hạn quy chuẩn Việt Nam từ 1,3 đến 1,6 lần.
Thành phố xác định nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là phát thải từ phương tiện giao thông đường bộ, chiếm 58-74% tùy từng thời điểm (phương tiện phát thải chính là xe máy, tiếp đến là xe tải và taxi) và nguồn bụi đường. Thống kê của Sở Giao thông Vận tải, tổng số phương tiện của Hà Nội đến tháng 4/2024 là trên 8 triệu, trong đó hơn 1,1 triệu ôtô, khoảng 6,9 triệu xe máy. Số xe máy đã sử dụng trên 10 năm chiếm hơn 72% làm gia tăng mức phát thải chất độc hại vào không khí nếu các xe cũ không được bảo dưỡng thường xuyên.
Phải có lộ trình, tránh dân bị sốc
Trao đổi với báo chí, ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội - cho biết việc cấm xe máy gây ô nhiễm vào nội đô đã được một số nước lân cận Việt Nam thực hiện từ nhiều năm nay, đặc biệt là tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Hà Nội áp dụng, ông Liên nói phải đánh giá xem có phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam hay không. “Hoàn cảnh mỗi đất nước là khác nhau. Chúng ta phải xem xét để làm thế nào phù hợp với tình hình địa phương, mật độ dân số. Chúng tôi ủng hộ việc cấm xe máy gây ô nhiễm, tuy nhiên phải làm từ từ, có lộ trình, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Nếu đùng đùng làm ngay sẽ gây sốc cho người dân, xã hội” - ông Liên nói. Ông Liên đánh giá việc cấm xe máy cũ sẽ rất khó khăn đối với khu vực nội đô Hà Nội, bởi đây là phương tiện chính của người dân. Vì vậy, nếu chưa có xe cộ, phương tiện công cộng thay thế, việc cấm xe máy là rất khó khả thi, gây khó khăn cho người dân.
Số xe máy đã sử dụng trên 10 năm chiếm hơn 72% làm gia tăng mức phát thải chất độc hại vào không khí nếu các xe cũ không được bảo dưỡng thường xuyên.
“Phải xem xét thật kỹ, làm sao phải tạo thuận lợi tối đa cho việc đi lại của người dân. Bởi thực sự hiện nay đa phần người dân là người lao động nghèo, không phải ai cũng có đủ điều kiện để chuyển sang xe điện hoặc mua một chiếc xe máy đắt tiền” - vị nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội nói.
Trước đó, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải - cho rằng quan điểm cấm xe máy, cấm ô tô để giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm là rất tốt về mặt mục tiêu, tuy nhiên phải hết sức cân nhắc những tác động tới đời sống của người dân. Theo ông Thủy, xe máy là phương tiện rất nhỏ gọn, thuận tiện cho người dân, trong điều kiện đa phần người dân đều là dân lao động có thu nhập chưa cao. Ông nêu thực tế hiện có những người dân mua chiếc xe máy chỉ 5 triệu đồng để làm ăn, đôi khi đó là cả gia tài, vì vậy nếu cấm xe máy thì nhiều dân nghèo sẽ rất khó khăn.
Đồng thuận việc triển khai phương tiện sử dụng năng lượng sạch để giảm ô nhiễm môi trường, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) cho hay, phương tiện giao thông sẽ xả ra khí thải và gây độc hại. Các động cơ chạy bằng năng lượng hoá thạch như xăng, dầu phát thải rất lớn. “Nếu phương tiện giao thông dùng điện thì sẽ đỡ đi”, đại biểu Huân nhấn mạnh.
Theo vị ĐBQH tỉnh Bình Dương, trong Luật Thủ đô có quy định những vùng hạn chế ô nhiễm, đặc biệt nơi có mật độ dân số cao nhưng phương tiện giao thông đơn lẻ. Có những khu vực rất hẹp mà không hạn chế phương tiện sẽ gây ô nhiễm, nhất là khí thải CO2 lớn.
“Vấn đề là thực hiện thế nào trong bối cảnh hiện nay phương tiện giao thông công cộng còn đang ít”, đại biểu Nguyễn Quang Huân băn khoăn.
Về vấn đề này, theo TS. Đinh Thị Thanh Bình, thành phố phải có phương án về tổ chức giao thông, phân luồng hoặc tổ chức giao thông nội bộ, khu vực phát thải thấp để những xe không đủ tiêu chuẩn lưu hành trong khu vực đó phải dừng ở ngoài. Như vậy, phải có giao thông nội bộ, tổ chức vận tải nội bộ, vận tải công cộng, vận tải kết nối, bãi đỗ xe xung quanh, phân làn, phân luồng để giao thông không bị ảnh hưởng.
Cấm xe máy, cấm ô tô để giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm là rất tốt về mặt mục tiêu, tuy nhiên phải hết sức cân nhắc những tác động tới đời sống của người dân.
Để xây dựng vùng phát thải thấp, theo TS. Bình phải có phương án về tổ chức giao thông, phân luồng hoặc tổ chức giao thông nội bộ khu vực phát thải thấp để những xe không đủ tiêu chuẩn lưu hành trong khu vực đó phải dừng ở ngoài. Để triển khai được kế hoạch này, Hà Nội phải có phương tiện vận tải công cộng thay thế, đủ năng lực để người dân chuyển từ xe máy sang vận tải hành khách công cộng, hoặc chuyển đổi phương tiện từ xe có mức phát thải cao sang xe có phát thải thấp.
“Khi những xe buýt đang vận hành cũ dần, chúng ta sẽ thay thế xe buýt diesel bằng xe chạy điện. Xe buýt sẽ là phương tiện đầu tiên để triển khai phần xanh hoá phương tiện vận tải của thành phố. Tiếp theo tôi nghĩ là taxi hoặc xe kinh doanh vận tải hành khách ở trong thành phố”, TS. Đinh Thị Thanh Bình nói.
Theo vị chuyên gia, bước đầu thành phố có thể thí điểm vùng phát thải thấp ở khu vực trung tâm như quận Hoàn Kiếm do phố đi bộ đã có điều kiện sẵn sàng về hạ tầng, có bãi đỗ, phân luồng giao thông ngày cuối tuần...
“Thí điểm vùng phát thải thấp ở phố đi bộ là phù hợp bởi hiện nay chưa thể áp dụng được diện rộng. Các điều kiện vận tải công cộng hay điều kiện về phương tiện thay thế phải có lộ trình chứ không thể thực hiện ngay lập tức. Khi làm phân vùng phân loại phát thải thấp đều có điều kiện để áp dụng, triển khai, không đạt điều kiện đó thì không triển khai được”, bà Bình nhấn mạnh.
(CLO) Trưa nay (19/3), giá vàng nhẫn đã chính thức đạt mốc 100 triệu, trong khi giá vàng thế giới ở mức 3.036 USD/ounce. Giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới trên 6 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các loại phí).
(CLO) CTCP Tư vấn xây dựng và giao thông An Giang vừa thay mặt chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh An Giang mời thầu cho gói thầu số 18, thuộc Dự án “Cụm công trình thủy lợi vùng cao Bảy Núi”.
(CLO) Ngày 19-3, tin từ UBND huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Trịnh Văn Hưng (SN 1991; ngụ phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tổng số tiền hơn 2 tỉ đồng liên quan tới vụ việc xe tải chở đất "xé rào" đi vào cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45.
(CLO) Theo báo cáo từ kênh Telegram UBLA Inform, lực lượng phòng thủ Ukraine đang triển khai một loại máy bay không người lái (UAV) mới nhằm đánh chặn trực thăng Nga.
(CLO) Chính quyền Peru, do Tổng thống Dina Boluarte lãnh đạo, đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Lima vào tối thứ Hai (18/3) nhằm đối phó với sự gia tăng đột biến của bạo lực và tội phạm.
(CLO) Theo kết luận điều tra, cựu Bí thư Tỉnh ủy và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện theo đề nghị của Nguyễn Văn Hậu, chỉ đạo, tạo điều kiện cho Tập đoàn Phúc Sơn qua đó hưởng lợi hơn 2 tỷ đồng.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình giao Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các cơ quan, đơn vị liên quan quyết tâm hoàn thành thông tuyến chính cao tốc 4 dự án đoạn Hòa Liên - Túy Loan, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh trước ngày 30/9/2025.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên nguồn lực, cơ sở vật chất, sử dụng công nghệ để xây dựng pháp luật đảm bảo nhanh, chất lượng, hiệu quả. Qua đó, giải phóng toàn bộ sức sản xuất gồm tư liệu sản xuất, tài nguyên, nguồn lực con người, truyền thống lịch sử văn hoá… và mọi nguồn lực khác cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
(CLO) Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 sẽ diễn ra vào cuối tuần này với mục tiêu thu gom, tái chế và tái sử dụng 10.000 sản phẩm, bao gồm quần áo, bao bì nhựa và pin, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của rác thải tới môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm và không gian tương tác sáng tạo.
(CLO) Phiên bản Toyota Camry Hybird đang trở thành điểm sáng trong bức tranh tối màu của phân khúc sedan cỡ D tại thị trường ô tô Việt Nam đầu năm 2025.
(CLO) Theo Cơ quan khí tượng, sau những ngày dồn dập đón không khí lạnh, miền Bắc từ ngày mai (20/3) trời hửng nắng ấm. Mức nhiệt tăng, đặc biệt từ ngày 25/3 xuất hiện nắng nóng ở một số nơi tại Bắc Bộ.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.
(CLO) Đưa Y tế Việt Nam ngang tầm thế giới đã là vấn đề “nóng” được đề cập nhiều trong thời gian gần đây khi ghi nhận từ các cơ sở điều trị cho thấy, Việt Nam giờ đây đang được coi là một điểm sáng trong triển khai kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên sâu, mang tầm quốc tế, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh.
(NB&CL) Với tinh thần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, trong đó có việc thông qua Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
(CLO) Từ ngày 18/2, hàng nhập khẩu có giá trị thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng. Quy định mới về thuế có thể khiến giá hàng hóa khi nhập khẩu từ ngoài lãnh thổ vào Việt Nam không còn sức hút vì giá quá cạnh tranh. Điều này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng cân nhắc kỹ hơn về hàng hóa nhập khẩu khi mua sắm, từ đó tăng cường nhu cầu đối với hàng hóa nội địa.
(CLO) Chính phủ và các địa phương quyết tâm phấn đấu tốc độ tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8%. Các chuyên gia nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 mức 2 con số vừa là động lực, vừa là áp lực, là bước chuyển lớn để đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình.
(NB&CL) Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, năm 2025 là năm vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025 vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công ĐH Đảng bộ các cấp tiến tới ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Rất nhiều đầu việc quan trọng trong quỹ thời gian vỏn vẹn 365 ngày, vì thế, tăng tốc, “vào việc” nhanh, quyết liệt phải là những từ khoá cần được thực thi ngay từ đầu năm.