Hà Nội: Vi phạm trật tự xây dựng ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường

Thứ ba, 08/09/2020 07:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù Thành phố Hà Nội đã quy định rõ trách nhiệm của các ban, ngành chuyên môn, chính quyền sở tại trong công tác quản lý trật tự xây dựng nhưng những vi phạm mới vẫn xuất hiện và nhiều vi phạm cũ vẫn chưa thể xử lý dứt điểm gây bức xúc dư luận.

Khu đô thị bán đảo Linh Đàm (quận Hoàng Mai) là minh chứng cho về vấn đề quy hoạch đô thị Hà Nội bị phá vỡ, vi phạm trật tự xây dựng điển hình. Ảnh: TL

Khu đô thị bán đảo Linh Đàm (quận Hoàng Mai) là minh chứng cho về vấn đề quy hoạch đô thị Hà Nội bị phá vỡ, vi phạm trật tự xây dựng điển hình. Ảnh: TL

Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng chuyên ngành của Sở đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã tiến hành kiểm tra 10.531 công trình xây dựng, phát hiện và lập hồ sơ xử lý đối với 237 trường hợp vi phạm mới.

Tính riêng năm 2018, UBND Thành phố Hà Nội đã kỷ luật 41 cán bộ, công chức, viên chức; Sở Xây dựng Hà Nội xử lý kỷ luật 28 thanh tra xây dựng. Đến nay, đã có 98 cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường bị kỷ luật và cách chức, nhiều cán bộ thanh tra bị xử lý vì để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng

Trong đó có 59 trường hợp xây dựng không phép, 92 trường hợp xây dựng sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế, 15 trường hợp xây dựng công trình gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường và 71 trường hợp có các vi phạm khác.

Ngoài ra đã xử lý dứt điểm 157/237 trường hợp vi phạm bằng biện pháp cưỡng chế phá dỡ 6 trường hợp, tự khắc phục 114 trường hợp; cấp bổ sung, điều chỉnh giấy phép xây dựng 37 trường hợp. Đồng thời đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền 80/237 trường hợp vi phạm chiếm 33,8%.

Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã ban hành 669 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 13,4 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, các quận, huyện tiếp tục giải quyết được 6 công trình tồn đọng trong tổng số 409 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng giai đoạn 2015 - 2016, theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố.

Đang tiếp tục xử lý 32 trường hợp thuộc địa bàn 15 quận, huyện gồm: Hai Bà Trưng và Thanh Xuân dẫn đầu với 5 trường hợp, Hoàn Kiếm 4, Ba Đình và Thanh Trì 3, Sóc Sơn và Tây Hồ 2; Đông Anh, Gia Lâm, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoài Đức, Nam Từ Liêm và Thạch Thất 1 trường hợp.

Những công trình vi phạm trật tự xây dựng mới vẫn xuất hiện tại các quận trung tâm nơi có giá bất động sản cao

Những công trình vi phạm trật tự xây dựng mới vẫn xuất hiện tại các quận trung tâm nơi có giá bất động sản cao "ngất ngưởng"

Theo đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội, mặc dù số lượng công trình vi phạm trật tự xây dựng mới phát sinh có chiều hướng giảm, nhưng về hình thức vi phạm lại diễn biến phức tạp và khó lường hơn.

Một số cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm, số khác thì “lách luật” móc nối với cán bộ chính quyền sở tại để được xây dựng thêm những phần ngoài giấy phép. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các quận, huyện trên địa bàn nhưng tập trung nhiều nhất ở một số quận trung tâm như: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa,...

Cũng theo số liệu báo cáo từ Sở Xây dựng, việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội chưa đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt vấn đề xử lý dứt điểm các công trình tồn đọng.

Điển hình như công trình Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê số 8B Lê Trực (quận Ba Đình), chung cư cao tầng số 62 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân), Tổ hợp chung cư HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai),...

Phân tích nguyên nhân khiến vi phạm trong lĩnh vực xây dựng diễn biến phức tạp, các chuyên gia chỉ ra nhiều vấn đề. Trong đó, có những nguyên nhân chủ yếu như do quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá trị thương mại lớn, nhất là khu vực trung tâm nên các chủ đầu tư dự án bất động sản đã không ngần ngại tự ý thay đổi thiết kế, xây dựng vượt phép nhằm tăng diện tích ở hoặc để kinh doanh kiếm lời.

Trong khi đó, chế tài xử lý hiện nay còn nhẹ, cần tăng mức xử phạt lên để tạo sức răn đe. Theo KTS.Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Thành phố Hà Nội) cho biết, Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ, khung xử phạt hành chính cao nhất đối với các hoạt động xây dựng là một tỷ đồng. Số tiền này không thấm vào đâu so với lợi nhuận mà chủ đầu tư thu được từ hàng chục căn hộ sai phép.

Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần quyết liệt hơn trong việc quy trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở nếu để xảy ra vi phạm, không chỉ dừng lại ở cảnh cáo, khiển trách mà có thể cách chức và buộc thôi việc.

Để giải quyết vấn đề này, những năm qua, UBND thành phố và các cấp, ngành đã có nhiều biện pháp tăng cường quản lý trật tự xây dựng và thực tế, tỷ lệ công trình có phép ngày càng tăng, việc kiểm soát các công trình chặt chẽ hơn. Nhưng vi phạm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại những dự án bất động sản khu vực các quận nội thành, xây dựng trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại các huyện ngoại thành.

Hoàng Lan

Tin khác

Bắc Ninh: Tập trung giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí

Bắc Ninh: Tập trung giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí

(CLO) Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tình hình tai nạn giao thông tháng 3 năm 2024 giảm sâu ở cả 3 tiêu chí, số vụ, số người chết, số người bị thương.

Đời sống
Tặng 100.000 cây thông giống cho hàng trăm hộ nghèo ở Kon Tum

Tặng 100.000 cây thông giống cho hàng trăm hộ nghèo ở Kon Tum

(CLO) Hàng trăm hộ nghèo thuộc 4 xã trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) sẽ có thêm điều kiện trồng rừng, hướng đến làm giàu nhờ rừng sau khi được nhận 100.000 cây thông giống của Học viện Âm nhạc Việt Nam.

Đời sống
Hải Phòng chuẩn bị đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội trị giá hơn 1.900 tỷ đồng

Hải Phòng chuẩn bị đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội trị giá hơn 1.900 tỷ đồng

(CLO) Hải Phòng vừa chấp thuận Liên danh CTCP TTD holding - CTCP Hưng Thịnh Incons là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô hơn 1.900 tỷ đồng tại Khu đô thị Cầu Rào 2, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân.

Đời sống
Sôi động chương trình “Dạ hội Thanh niên VTV 2024”

Sôi động chương trình “Dạ hội Thanh niên VTV 2024”

(CLO) Tối 26/3, tại Đài Truyền hình Việt Nam đã diễn ra chương trình “Dạ hội Thanh niên VTV 2024”, rất nhiều tiết mục sôi động đã được các đoàn viên thanh niên tại các cơ quan biểu diễn.

Đời sống
Hà Nam: Tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Hà Nam: Tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(CLO) Tỉnh đoàn Hà Nam đã tổ chức chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân, mừng sinh nhật Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024).

Đời sống