Hà Nội: Xử lý vi phạm trật tự xây dựng vẫn theo kiểu "bắt cóc bỏ đĩa"

Thứ hai, 11/05/2020 07:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cần phải đưa ra những “quả đấm thép”, chế tài nghiêm khắc,...để giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm trật tự xây dựng kéo dài.

Vi phạm trật tự xây dựng tràn lan kéo theo một loạt những hệ lụy như gia tăng dân số, áp lực giao thông, rác thải, ô nhiễm môi trường,...gây bức xúc dư luận

Vi phạm trật tự xây dựng tràn lan kéo theo một loạt những hệ lụy như gia tăng dân số, áp lực giao thông, rác thải, ô nhiễm môi trường,...gây bức xúc dư luận

Vi phạm trật tự xây dựng tràn lan kéo theo hàng loạt hệ lụy

Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng sai phép, không phép xuất hiện tràn lan đặc biệt tại các thành phố lớn nhà Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh kéo theo một loạt những hệ lụy như gia tăng dân số, áp lực giao thông, rác thải, ô nhiễm môi trường...gây bức xúc dư luận.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trong năm 2019, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị đã kiểm tra 19.697 công trình, phát hiện và thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm đối với 605 trường hợp (chiếm tỷ lệ hơn 3%).

Thanh tra Sở Xây dựng đã ban hành 172 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số gần 5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi gần 13,5 tỷ đồng. Hàng loạt công trình vi phạm qua nhiều năm vẫn không được xử lý triệt để gây nhiều bức xúc trong dư luận. Điển hình là dự án 8B Lê Trực (quận Ba Đình).

Thống kê cho thấy, trên địa bàn Hà Nội còn 37 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng từ các năm 2015 và 2016 thuộc địa bàn 15 quận, huyện. Ðã có gần 100 cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường bị kỷ luật và cách chức, nhiều cán bộ thanh tra xây dựng bị xử lý vì để xảy ra vi phạm.

Trong đó, quận Hoàn Kiếm đứng đầu với 8 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng, Hai Bà Trưng (6 trường hợp), Thanh Xuân (5 trường hợp), Ba Đình và Thanh Trì (3 trường hợp)…

Trước những vi phạm trật tự xây dựng kéo dài, lãnh đạo một số quận, huyện, đơn vị chức năng cho rằng, do chủ đầu tư cố tình tránh né, chây ì.

Nhiều chuyên gia nhận định, nguyên nhân chính dẫn đến vi trật tự xây dựng kéo dài là do việc phát hiện vi phạm không kịp thời. Thậm chí có biểu hiện bao che làm ngơ của không ít cán bộ cơ sở

Nhiều chuyên gia nhận định, nguyên nhân chính dẫn đến vi trật tự xây dựng kéo dài là do việc phát hiện vi phạm không kịp thời. Thậm chí có biểu hiện bao che làm ngơ của không ít cán bộ cơ sở

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến vi trật tự xây dựng kéo dài là do việc phát hiện vi phạm không kịp thời. Thậm chí có biểu hiện bao che làm ngơ của không ít cán bộ cơ sở, trách nhiệm này thuộc về chính quyền các cấp.

Đặc biệt nếu các biện pháp đưa ra để giải quyết thực trạng trên thiếu kiên quyết, đồng bộ thì rất khó để xử lý dứt điểm tình trạng này.

Người dân hoài nghi công tác quản lý của chính quyền sở tại

Xoay quanh vấn đề trên, ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho biết, thực trạng vi phạm trật tự xây dựng đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chính là vấn đề tồn tại từ lâu. Trong suốt một thời gian dài, người dân và dư luận không khỏi bức xúc và có những hoài nghi xung quanh công tác quản lý trật tự xây dựng của chính quyền sở tại.

Ông Hùng khẳng định, các cấp quản lý nhà nước phải có thái độ rất kiên quyết trong việc quản lý, xử lý nghiêm những vi phạm về trật tự xây dựng. Các tỉnh, thành phố làm sai Bộ xây dựng phải “thổi còi”, báo cáo Thủ tướng; quận, huyện làm sai tỉnh, thành phố phải xử lý; phường, xã làm sai quận, huyện phải xử lý.

Đồng thời, nhà nước cần tập trung nguồn nhân lực, kinh phí lập và duyệt quy hoạch phân khu. Đặc biệt là quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị (hiện mới đạt chưa đến 40%) và công khai minh bạch tạo điều kiện quản lý và triển khai thực hiện, chống được cơ chế “xin - cho” trong cấp phép xây dựng.

"Ngoài ra, Thanh tra xây dựng các cấp cần tăng cường quản lý, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm. Thanh tra Bộ Xây dựng cần tập trung thanh tra, làm điểm tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để làm rõ trách nhiệm của các cấp cơ quan quản lý nhà nước...”, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho biết thêm.

Hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng, mọc tràn lan trên đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) khiến người dân không khỏi bức xúc

Hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng, mọc tràn lan trên đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) khiến người dân không khỏi bức xúc

Mặc cho những thông tin phản ánh từ phía dư luận, UBND phường Tứ Liên vẫn giữ cho mình thái độ im lặng,

Mặc cho những thông tin phản ánh từ phía dư luận, UBND phường Tứ Liên vẫn giữ cho mình thái độ im lặng, "bật đèn xanh" cho vi phạm tồn tại

Vừa qua, PV Báo Nhà báo & Công luận đã có bài viết phản ánh về tình trạng công trình vi phạm trật tự xây dựng "nở rộ" trong mùa dịch Covid-19 trên địa bàn quận Tây Hồ.

Đặc biệt tại phường Tứ Liên (quận Tây Hồ), tình trạng các công trình vi phạm mọc tràn lan trên đất nông nghiệp khiến cư dân vô cùng bức xúc.

Tuy nhiên sau một thời gian dài liên hệ công tác, phản ánh những vi phạm, UBND phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) vẫn không hề đưa ra thông tin trả lời thỏa đáng. Điều này khiến người dân, dư luận không khỏi lo lắng, hoài nghi công tác quản lý vấn đề trật tự xây dựng của chính quyền sở tại đang bị buông lỏng. Phải chăng những vi phạm này đang được làm ngơ, "bật đèn xanh" cho tồn tại...?

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Văn bản 1316/SXD-TTr đề nghị UBND các quận, huyện tập trung chỉ đạo các lực lượng của quận, huyện, UBND các xã, phường xử lý, giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm tồn đọng. UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước UBND TP về tiến độ, thời gian xử lý dứt điểm từng trường hợp vi phạm.

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng đã được đưa ra xem xét và đang hoàn thiện. Trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, trước thực trạng quản lý xây dựng còn nhiều bất cập, cần tìm rõ nguyên nhân và cần có quy định đủ mạnh để xử lý dứt điểm các sai phạm trong lĩnh vực xây dựng.

Thế Anh

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 26/4/2024, Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Đời sống
Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

(CLO) Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".

Đời sống
Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai kế hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống