Cố đô của Nhật Bản cân nhắc đánh thuế gấp 10 lần để giảm tải khách du lịch
(CLO) Cố đô Kyoto (Nhật Bản) đang cân nhắc đánh thuế khách sạn gấp 10 lần giá hiện tại để giải quyết tình trạng quá tải.
Theo dõi báo trên:
Chủ động phòng ngừa, ứng phó
Dẫn chúng tôi đi trên con đường vào thôn Hương Phố, nơi người dân nơi đây dường như cũng đã quen với tình huống ngập lụt. Ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch UBND xã Đức Hương (huyện Vũ Quang) cho biết, địa phương nằm ở vùng thấp trũng, lại sát bên dòng sông Ngàn Sâu nên chỉ cần trời mưa to liên tục ít ngày thì nước lũ đã dâng lên. Nếu không chuẩn bị tốt các phương án, hậu quả sẽ khó lường trước. Do đó, bà con trong xã luôn chủ động để đảm bảo an toàn.
Kinh nghiệm sống chung với lũ lâu năm, chính quyền địa phương và bà con luôn chủ động thực hiện các giải pháp để ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Các kế hoạch, phương án tổ chức sử dụng lực lượng và phương tiện, lương thực, thực phẩm... đều được xã xây dựng chi tiết đến từng thôn. Đặc biệt, địa phương có 3 thôn: Hương Đồng, Hương Đại và Hương Phố thường xuyên bị cô lập, với gần 400 hộ dân bị ảnh hưởng đã được xã lên phương án sơ tán cụ thể. Đồng thời, chủ động các nhu yếu phẩm thiết yếu để dùng trong trường hợp lũ lên trong đêm. Điều này không chỉ giúp bà con an toàn trong mùa lũ mà còn góp phần giúp các cấp thực hiện tốt công tác phòng, chống mưa bão trên địa bàn.
Xã Quang Vĩnh là 1 trong 7 xã ngoài đê của huyện Đức Thọ, hằng năm chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt. Đặc biệt, tại thôn Tiền Phong còn 24 hộ dân làm nghề vạn chài, từ bao năm nay vẫn lênh đênh trên dòng nước, chưa có nhà để ở, vì thế nỗi bất an luôn rình rập.
Năm 2022, được sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cấp uỷ, chính quyền các cấp, ước vọng ngàn đời được “lên bờ” an cư của người dân vạn chài thôn Tiền Phong đã trở thành hiện thực. 24 ngôi nhà được xây dựng kiên cố, liền kề nhau với diện tích mặt bằng mỗi sàn 56 m2/căn. Những ngôi nhà được thiết kế đặc biệt nhằm phòng tránh lũ, để trống tầng 1, dùng làm nơi cất giữ phương tiện, thiết bị, dụng cụ sản xuất. Tầng 2 bố trí phòng khách, phòng ngủ, bếp ăn, khu vệ sinh. Công trình còn được đầu tư tuyến đường dài 350m kèm theo mương thoát nước và hệ thống cấp điện hoàn chỉnh với tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng, được đầu tư xây dựng hoàn toàn bằng kinh phí của các doanh nghiệp tài trợ.
Anh Nguyễn Trường Sinh - Trưởng thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ cho biết sau khi được tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp với tránh trú bão lũ với diện tích 400 m2 (tầng một phục vụ nhu cầu vui chơi sinh hoạt của cộng đồng; tầng hai gồm phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng tránh trú bão lũ, sân khấu, bếp, kho và khu vệ sinh chung); người dân đã thực sự tìm được chỗ dựa an toàn trong mùa mưa lũ.
"Trước đây, cứ mỗi mùa mưa lũ đến, chính quyền địa phương luôn luôn phải lo lắng đến sự an toàn của các hộ dân vạn chài ở thôn Tiền Phong. Vì tất cả các hộ đều sinh sống trên một chiếc thuyền nhỏ, vừa là phương tiện để chài lưới mưu sinh vừa là nơi trú ngụ của gia đình. Từ khi được Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà ở kết hợp tránh lũ, các hộ dân được an cư trên ngôi nhà vững chãi, cao ráo; mỗi mùa mưa lũ về chúng tôi và người dân đều hết sức an tâm", ông Nguyễn Quang Việt - Chủ tịch UBND xã Quang Vĩnh cho biết thêm.
Dẫn chúng tôi thị sát tuyến kè biển Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên), Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cẩm Nhượng Nguyễn Văn Hùng cho biết, tuyến kè biển Cẩm Nhượng được xây dựng từ năm 2003 với chiều dài hơn 1,2km. Tuyến kè có vai trò chắn sóng, bảo vệ cuộc sống cho khoảng 1.200 hộ dân với trên 5.000 nhân khẩu ở các thôn: Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa thuộc xã Cẩm Nhượng. Trải qua hàng chục năm ảnh hưởng, chống chịu áp lực triều cường, thiên tai bão lũ, hiện nay, công trình đã bị xuống cấp và liên tiếp xảy ra sự cố hư hỏng, sụt lún, gãy vỡ nghiêm trọng các cấu kiện bê tông, không đủ khả năng phòng chống bão lũ mạnh...
Trước mùa mưa bão đang cận kề, UBND huyện Cẩm Xuyên đã huy động lực lượng: công an, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ, người dân địa phương… triển khai công tác gia cố, khắc phục một số điểm sạt lở trên tuyến kè biển Cẩm Nhượng. Đến đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên đã khắc phục xong các đoạn mái kè bị sụt lún, khôi phục nguyên trạng cấu kiện bê-tông, hệ thống ống buy chân kè bị sóng biển xâm thực, đánh dạt ra biển.
Tuy vậy, theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cẩm Nhượng Nguyễn Văn Hùng không vì thế mà chính quyền và người dân địa phương chủ quan bởi thiên tai luôn tiềm ẩn những yếu tố bất thường.
Do đó, địa phương luôn bố trí các đội xung kích, chuẩn bị hàng trăm mét khối đá hộc, hàng trăm rọ đá, hàng nghìn bao tải sẵn sàng ứng phó, cứu kè biển lúc bão mạnh. “Trong bốn phương án phòng chống thiên tai, vấn đề di dời, bảo đảm an toàn cho người dân luôn được đặt lên hàng đầu. Trong mọi tình huống xảy ra, xã Cẩm Nhượng luôn sẵn sàng “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó với thiên tai”, ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ thêm.
Tiến hành đồng bộ, hiệu quả các giải pháp
Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã phát huy cao sức mạnh toàn dân, huy động nguồn lực trên từng địa bàn; với sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả của Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang Quân khu 4, các doanh nghiệp và sự đồng cảm, sẻ chia, ủng hộ về tinh thần, vật chất của đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các cơ quan thông tấn, báo chí, đã phần nào bù đắp thiệt hại.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, công tác phòng, chống thiên tai thời gian qua ở Hà Tĩnh đã có những chuyển biến lớn, từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa và phòng ngừa từ xa, góp phần giảm nhẹ rủi ro, thiệt hại. Rút kinh nghiệm từ những bài học về thiên tai trước đây, bên cạnh sự chỉ đạo sâu sát, kiên quyết của chính quyền các cấp, sự đồng thuận của người dân trong việc chủ động ứng phó thiên tai cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn, tránh những thiệt hại về người và của.
Ông Trần Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, do biến đổi khí hậu nên tình hình thiên tai những năm qua trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng khó lường, trái quy luật tự nhiên.
Để công tác này thời gian tới đạt kết quả tốt, theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh Trần Đức Thịnh cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:
Một là, để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra luôn phải lấy chủ động phòng ngừa là chính; phát huy vai trò chủ động của cả hệ thống chính trị từ người dân đến thôn, xã, huyện; ở đâu chính quyền địa phương thực sự chủ động trong giai đoạn phòng ngừa, vào cuộc từ sớm và quyết liệt, biết huy động cả hệ thống chính trị tham gia thì ở đó sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản khi thiên tai xảy ra.
Hai là, chủ động xây dựng kế hoạch, các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, theo các cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn. Phương án cần bám sát theo yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của địa phương, linh hoạt, chủ động thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, đặc biệt quan tâm cao cho các phương án ứng phó với ngập lụt, phương án ứng phó bão, siêu bão, phương án phòng ngừa, ứng phó lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…
Ba là, việc vận dụng linh hoạt phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với đặc điểm của các hộ dân cư và địa phương, đồng thời phát huy vai trò lực lượng xung kích cơ sở là hết sức cần thiết, cùng với vai trò, kinh nghiệm, sự hiểu biết về thiên tai của người đứng đầu có ý nghĩa quyết định trong giảm thiểu thiệt hại do thiên tai trên địa bàn.
Bốn là, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để chủ động trong chỉ đạo điều hành, đồng thời công tác thông tin, truyền thông, cảnh báo, dự báo phải được thể cho từng vùng (đồng bằng, vùng núi,…) để nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền, hiểu biết về mức độ tàn phá của bão lũ, nhằm khắc phục tư tưởng chủ quan trong ứng phó. Đồng thời đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến được người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực bị chia cắt để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Năm là, công tác phối hợp chỉ đạo, điều phối liên ngành là yếu tố quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai, trong đó cần xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quy trình thực hiện trong tổ chức chỉ đạo, nhất là tình huống khẩn cấp cần xử lý ngay, nếu không kịp thời có thể gây thảm hoạ.
Trần Phong
(CLO) Cố đô Kyoto (Nhật Bản) đang cân nhắc đánh thuế khách sạn gấp 10 lần giá hiện tại để giải quyết tình trạng quá tải.
(CLO) Ngày 14/1, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025, đã họp, xem xét tờ trình đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Trần Đình Ninh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
(CLO) Ngày 14/1, tại Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, Báo Nhân Dân phối hợp với Công ty Cổ phần văn hóa đọc và học Việt Nam - Sàn Văn hóa học và đọc Việt Nam tổ chức chương trình tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 15/1, Bắc Bộ và Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, trời rét. Khu vực Trung Bộ có mưa rào, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to và dông, phía Bắc trời rét. Nam Bộ chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), chiều 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
(CLO) Ngày 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.
(CLO) Ngày 14/1, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
(CLO) Cùng với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và lễ hội, nhằm tạo không khí thi đua yêu nước, đón xuân vui tươi, lành mạnh cho nhân dân địa phương trong dịp Tết cổ truyền dân tộc, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
(CLO) Đào, quất, hoa lan hồ điệp vốn là những loại cây truyền thống được người dân ưa chuộng vào dịp Tết. Tuy nhiên, nhất chi mai cũng đang là mặt hàng hút nhiều khách trong dịp Tết cổ truyền năm nay dù có giá lên tới hàng chục triệu đồng.
(CLO) Xiaomi Mix Flip 2 rò rỉ thông số kỹ thuật, gây tranh cãi với thay đổi camera, giữ nguyên hai ống kính, nâng cấp cấu hình, chống nước IPX8, và sạc không dây.
(CLO) Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 - 1969 được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
(CLO) Nhận được tin báo cháy, Đội CC và CNCH khu vực 1 - Phòng PC07 - Công an tỉnh Thanh Hóa đã có mặt kịp thời khống chế đám cháy.
(CLO) Hiện nay, tiếng Nga được giảng dạy chủ yếu tại các trường trung học phổ thông chuyên tiếng Nga, các trường đại học ngoại ngữ và trường thuộc khối lực lượng vũ trang. Tại Việt Nam, tiếng Nga là 1 trong 7 ngoại ngữ được giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
(CLO) Trong năm 2024, mức sống tối thiểu của người Việt Nam Nam ở mức 1,8 triệu đống/người/tháng, tăng 6,7% so với năm ngoái.
(CLO) Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vừa được công nhận là làng du lịch cộng đồng. Đây là ngôi làng du lịch cộng đồng đầu tiên ở thủ phủ sâm Ngọc Linh.
(CLO) Phiên điều trần đầu tiên trong vụ xét xử luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã khép lại chóng vánh sau 4 phút vào ngày 14/1 do ông không có mặt.
(CLO) Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng nếu sự tan chảy băng tiếp tục do biến đổi khí hậu, nó có thể kéo dài thời gian một ngày khoảng 2,62 mili giây vào cuối thế kỷ 21.
(CLO) Một nghiên cứu mới đã nhấn mạnh cách biến đổi khí hậu khiến các vụ cháy rừng tàn phá Los Angeles trở nên tồi tệ hớn.
(CLO) Hôm thứ Sáu (10/1), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã xác nhận nhiệt độ toàn cầu vào năm 2024 lần đầu tiên vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, sau khi xem xét dữ liệu từ Mỹ, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.
(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.
(CLO) Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thông báo rằng nhu cầu sử dụng than toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất từ trước đến nay vào năm 2024, đồng thời dự báo năm nay sẽ trở thành năm nóng nhất trong lịch sử ghi nhận.
(CLO) Sau hơn 7 năm, 4966 ngôi nhà an toàn đã được xây dựng, dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của Biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” đã mang lại nơi ở vững chắc cho hơn 25.000 người dân tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ.
(CLO) Nghiên cứu mới nhất tại Mexico chỉ ra rằng không phải nhóm người cao tuổi, mà thanh thiếu niên mới chiếm tới 75% số ca tử vong do nắng nóng. Đây là một kết quả khiến tất cả đều phải ngạc nhiên.
(CLO) Khu vực từ Trung và Nam Trung Bộ mưa lớn kéo dài kể từ đêm 10/12, lượng mưa phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra công điện gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa phải chủ động ứng phó với thiên tai.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo rà soát, đánh giá khả năng nguồn nước, xây dựng phương án sử dụng nguồn nước phù hợp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là bảo đảm nước sinh hoạt của Nhân dân trong các tháng cao điểm nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.