Hà Tĩnh: Người dân vùng giáp ranh 2 huyện khốn khổ vì trại lợn 'bức tử' môi trường

Chủ nhật, 18/07/2021 19:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vài năm qua, trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Khánh Giang trên địa bàn thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng (huyện Đức Thọ) đã gây nhiều bức xúc cho người dân vì ô nhiễm không khí và có dấu hiệu xả nước thải chứa đầy phân ra khe nước.

X

Video: Trại lợn phun phân thông sang hồ lắng khiến nước chứa đầy phân chạy thẳng ra kênh nước. (Người dân cung cấp)

Theo phản ánh của người dân thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng, từ vài năm nay, trại nuôi lợn trên địa bàn xã An Dũng, giáp ranh với thôn Văn Minh, xã Thường Nga (huyện Can Lộc) gây ô nhiễm không khí và có dấu hiệu xả phân lợn thẳng ra môi trường.

Anh Võ Quốc Anh, người dân thôn Ngoại Xuân (xã An Dũng, huyện Đức Thọ) cho biết, trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp ở xã An Dũng thuộc Công ty TNHH Khánh Giang trước đây chăn nuôi bò sữa, nhưng không hiểu vì sao vài năm nay lại chuyển sang chăn nuôi lợn. Từ khi trại chăn nuôi lợn này, mùi hôi thối đã bốc lên trong không khí và nước bẩn có lúc bị xả ra Khe Bực Dênh.

Trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Khánh Giang trên địa bàn thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng (huyện Đức Thọ)

Trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Khánh Giang trên địa bàn thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng (huyện Đức Thọ)

"Sáng hôm kia, chúng tôi đi thể dục buổi sáng,  qua trại lợn thì mùi thối nồng nặc xộc thẳng vào mũi, nên anh em rủ nhau đi vào xem sao. Tại đây, chúng tôi thấy một vòi ống đang phun phân trực tiếp vào hồ lắng với số lượng lớn. Sau khi phun nhiều giờ liền, phân tràn qua hồ lắng, dòng nước chứa đầy phân chạy thẳng ra kênh nước tưới tiêu phía ngoài trang trại chuyển màu đen kịt, xuất hiện nhiều váng đọng trên bề mặt nước và bốc mùi hôi thối", anh Anh bức xúc nói.

Gặp hộ dân sống gần trang trại chăn nuôi lợn này là ông Nguyễn Văn Thiêm ở thôn Văn Minh, xã Thường Nga (huyện Can Lộc). Ông cho biết, chúng tôi sống gần trang trại lợn không tài nào chịu nổi. Mỗi khi trời trở gió nam, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Bà con dù đóng kín cửa, đeo khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà, mùi hôi vẫn xộc lên tận mũi. 

Không chỉ có vậy, nước thải bề mặt còn chảy tràn ra khắp các cánh đồng gần đấy, đổ vào  hệ thống kênh mương, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường.

Sau khi phun qua hố lắng, dòng nước chứa đầy phân chạy thẳng ra ngoài khiến kênh nước ô nhiễm

Sau khi phun qua hố lắng, dòng nước chứa đầy phân chạy thẳng ra ngoài khiến kênh nước ô nhiễm

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng thôn Ngoại Xuân (xã An Dũng, huyện Đức Thọ) cho biết, hơn năm nay, bà con phản ánh về trại lợn này gây ô nhiễm rất nhiều. Tại các cuộc họp từ xã đến huyện, tôi cũng đã có nhiều ý kiến nhưng đến nay vẫn chưa có động thái quyết liệt từ cơ quan chức năng để chấm dứt tình trạng này.

"Sau khi doanh nghiệp chuyển từ nuôi bò sang nuôi lợn, hơn một năm lại nay, mùi thối trong không khí phát ra từ trang trại này khiến cuộc sống người dân chúng tôi bị đảo lộn. Thi thoảng, vào lúc trời mưa hoặc ban đêm, trại còn xả phân ra ngoài, chảy ngầm đến các giếng nước sinh hoạt của người dân. Chúng tôi đã phản ánh  lên UBND xã Thường Nga, để xã báo cáo lên huyện Can Lộc, phối hợp với huyện Đức Thọ sớm xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiêm này", ông Trần Đức Lục, Trưởng thôn Văn Minh (xã Thường Nga, huyện Can Lộc) nói.

Dòng nước đen quánh, hôi thối từ trại lợn chảy ra. Ảnh P.V.L

Dòng nước đen quánh, hôi thối từ trại lợn chảy ra. Ảnh P.V.L

Theo tìm hiểu, phóng viên được biết, trại chăn nuôi lợn này trước đây là một trang trại chăn nuôi bò sữa được xây dựng trên diện tích 27 ha, với 210 con bò sữa nhập khẩu từ Ôtxtrâylia. Đây cũng là mô hình chăn nuôi bò sữa đầu tiên và lớn nhất trên địa bàn huyện Đức Thọ từ trước tới nay của Công ty TNHH Khánh Giang (thuộc thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng, huyện Đức Thọ) do ông Đậu Tiến Sỹ (SN 1965, trú tại phường Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh) làm giám đốc. Vài ba năm lại nay, công ty này thay đổi quy mô, hoàn thiện hồ sơ để chuyển nuôi bò sang nuôi lợn.

Sau khi tìm hiểu thực tế, phóng viên đã phản ánh thông tin tới UBND xã An Dũng, huyện Đức Thọ. Một lãnh đạo xã An Dũng cho biết, mặc dù trại lợn này nằm xa khu dân cư trên địa bàn xã nhưng ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối vẫn xảy ra. "Năm 2021, xã đã lập biên bản 2 lần đối với chủ trang trại.. Chúng tôi cũng đã có ý kiến lên huyện", vị lãnh đạo này cho biết.

Trại lợn gây ô nhiễm, làm đảo lộn cuộc sống người dân xã An Dũng (Đức Thọ) và Thường Nga (Can Lộc)

Trại lợn gây ô nhiễm, làm đảo lộn cuộc sống người dân xã An Dũng (Đức Thọ) và Thường Nga (Can Lộc)

"Người dân trong thôn đã nhiều lần phản ánh việc hôi thối này không thể nào chịu nổi. Tuy nhiên, trang trại lợn này nằm ở địa phận xã An Dũng, huyện Đức Thọ (xã giáp ranh) nên thẩm quyền xử lý thuộc về xã bạn. Tại các diễn đàn tiếp xúc cử tri Hội đồng Nhân dân huyện, tỉnh, chúng tôi đã phản ánh,  đồng thời xã cũng làm văn bản đề nghị lên Phòng TN&MT huyện Can Lộc để huyện phối hợp với huyện Đức Thọ kiểm tra, xử lý", ông Đường Hồng Lam, Chủ tịch UBND xã Thường Nga, huyện Can Lộc cho biết.

Trao đổi với ông Đậu Tiến Sỹ, Giám đốc Công ty TNHH Khánh Giang xung quanh vấn đề trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường được người dân ghi lại hình ảnh, ông Sỹ thừa nhận: ngày hôm qua, hố lắng của Hố Biogas trước bị choài xuống, đã cho anh em cải tạo lại. Chúng tôi đã cho lót bạt và cho phun phân thông sang qua hồ lắng 1 và 2. Có lẽ người dân đi qua ghi lại hình ảnh này khi phân đang được bơm và bọt sủi lên.

Phân cũng có sủi bọt lên hôi thối. Ảnh P.V.L

Phân cũng có sủi bọt lên hôi thối. Ảnh P.V.L

Dòng kênh chuyển màu đen kịt, xuất hiện nhiều váng đọng trên bề mặt nước và bốc mùi hôi thối. Ảnh P.V.L

Dòng kênh chuyển màu đen kịt, xuất hiện nhiều váng đọng trên bề mặt nước và bốc mùi hôi thối. Ảnh P.V.L

Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Phó Phòng TN&MT huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) khẳng định, xin tiếp thu phản ánh của phóng viên, sang tuần sẽ về kiểm tra và thông tin lại. "Trang trại này cử tri cũng có nhiều ý kiến. Đây là trại bò sữa sau chuyển sang nuôi lợn. Sự việc cử tri ý kiến, Phòng đã kiểm tra và có văn bản kiến nghị Sở TN&MT nhiều lần rồi", bà Bình cho biết.

Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Trần Phong

Bình Luận

Tin khác

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

(CLO) Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".

Đời sống
Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai kế hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống