Hàn gắn thương mại Mỹ - Trung sẽ giúp giải cứu nền kinh tế toàn cầu

Thứ ba, 21/06/2022 19:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Xung đột Nga - Ukraine, dư âm đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu rồi đến cuộc chiến thương mại Nga - phương Tây đã khiến lạm phát tăng vọt, cũng như đang đẩy nhiều quốc gia rơi vào suy thoái. Rõ ràng, thế giới không còn cần thêm một cuộc chiến thương mại nào nữa giữa Mỹ và Trung Quốc.

Rạn nứt đang được hàn gắn

Thực ra, cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tồn tại, còn từng là nỗi lo lớn đối với nền kinh tế toàn cầu trong nhiều năm trước đây. Nhưng giờ chính mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại đang đóng vai trò như cứu cánh để ngăn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Đơn giản vì nếu 2 nền kinh tế chiếm khoảng 42% GDP toàn cầu này cùng nhìn về một hướng và vực lại quan hệ thương mại song phương, nó không chỉ có lợi cho cả 2 nước mà còn có thể bù đắp được cho các cuộc khủng hoảng đang đồng loạt diễn ra trên thế giới.

han gan thuong mai my  trung se giup giai cuu nen kinh te toan cau hinh 1

Mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang được hàn gắn trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa: Internet

Rất may, những hy vọng mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang dần xuất hiện. Ít nhất thì các quan chức ở Washington và Bắc Kinh dường như đang nói chuyện trở lại và đó có thể là dấu hiệu báo trước cho một sự hạ nhiệt rất cần thiết trong căng thẳng thương mại giữa hai nước nói riêng, toàn cầu nói chung.

Mới nhất vào ngày 18/6 vừa rồi, ông Joe Biden đã bày tỏ mong muốn sớm gặp lại Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc lần đầu kể từ khi ông trở thành Tổng thống Mỹ. Ông Biden còn biết thêm các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ “sớm” diễn ra và điều quan trọng hơn ông đang “trong quá trình” quyết định sẽ chấm dứt cuộc chiến thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc do người tiền nhiệm Donald Trump áp đặt.

Sau đó một ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng đã phát đi một thông báo rằng họ nhận thấy một số thuế quan đối với Trung Quốc từ thời ông Trump "không có mục đích chiến lược" và nói thêm rằng ông Tổng thống Mỹ đang xem xét loại bỏ chúng như một cách để giảm lạm phát.

Như đã biết, cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt lên hàng trăm tỷ USD thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc vào các năm 2018 và 2019 trong bối cảnh cuộc chiến thương mại gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra. Việc cởi bỏ nút thắt này từng được xem như vấn đề cốt lõi của nền kinh tế thế giới trong một thời gian dài, trước khi bị lu mờ bởi một loạt cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy đến với thế giới: từ đại dịch Covid-19, cuộc chiến Ukraine - Nga, biến đổi khí hậu, tắc nghẽn nguồn cung… cho đến những đòn trừng phạt qua lại giữa Nga và phương Tây

Bởi vậy, một thỏa thuận để bình thường hóa thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang được chờ đợi hơn bao giờ hết, như một cách để giúp xì bớt hơi cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang phình quá to bởi một loạt các biến cố mang lại. Cụ thể hơn, nó sẽ mở đường cho các mối quan hệ tốt hơn và dòng chảy thương mại song phương mạnh mẽ hơn. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm mà các cường quốc lớn nhất thế giới cần hàn gắn những khác biệt của họ và đặt lợi ích của nền kinh tế toàn cầu lên hàng đầu.

Một thỏa thuận thương mại được khắc phục giữa Mỹ và Trung Quốc có thể cung cấp một khoảng dừng cần thiết cho sự phục hồi toàn cầu đang có nguy cơ bị phá hoại nặng nề bởi cuộc chiến Ukraine, lạm phát tăng cao và các cú sốc lãi suất đang ngày càng nở rộ trên toàn thế giới. Chính vì vậy, việc có thể khơi thông lại dòng chảy thương mại Mỹ-Trung là rất quan trọng.

Lưu ý, thương mại thế giới từng có phần tắc nghẽn lại sau khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vào tháng 1 năm 2018 và Bắc Kinh đáp trả bằng các biện pháp trả đũa, được tính toán đã lấy đi khoảng 1% tiềm năng tăng trưởng toàn cầu, khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng xấu trước khi cuộc khủng hoảng Covid-19 xảy ra.

Hiệu ứng domino từ thuế quan của cựu Tổng thống Trump đối với Trung Quốc vào năm 2018 dẫn đến dòng chảy thương mại thế giới thu hẹp mạnh và tốc độ co trung bình hàng năm trong 3 tháng giảm xuống mức âm 7% vào tháng 1 năm 2019. Tương ứng, tăng trưởng GDP toàn cầu giảm từ 3,7 % trong năm 2017 xuống 2,9% vào năm 2019 do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng đã tác động đến hoạt động kinh doanh.

Hành động của ông Trump đã đạt được mục tiêu mong muốn là giảm thâm hụt với Trung Quốc từ mức cao nhất 418 tỷ USD vào năm 2018 xuống 310 tỷ USD vào năm 2020, nhưng với một chi phí đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây hơn, thâm hụt thương mại Mỹ-Trung dường như đang có xu hướng trở lại và có thể quay trở lại hơn 400 tỷ USD trong năm nay.

Cứu cánh cho nền kinh tế thế giới

Cần biết rằng, tình hình kinh tế thế giới đang rất ảm đạm. Vào tháng 3 vừa rồi, dữ liệu từ Văn phòng Phân tích Chính sách Kinh tế của Hà Lan cho thấy động lực thương mại toàn cầu chậm lại rất mạnh trong vài tháng đầu năm 2022. Tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới, trung bình động trong 3 tháng, chỉ đạt 3 % trong tháng Ba, so với mức tăng trưởng hàng năm vẫn lên tới 13,2 % vào hồi tháng Một.

han gan thuong mai my  trung se giup giai cuu nen kinh te toan cau hinh 2

Phái đoàn Mỹ do Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan (trái) dẫn đầu từng đàm phán với phái đoàn Trung Quốc do nhà ngoại giao hàng đầu Dương Khiết Trì (phải) dẫn đầu tại Luxembourg vào ngày 13/6 mới đây. Ảnh: Tân Hoa xã.

Tác động của cuộc chiến Ukraine đã gây ra nhiều thiệt hại hơn trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6, khi các lệnh trừng phạt quốc tế gia tăng đối với Nga và nước này cũng đã đáp trả bằng cách hạn chế cung cấp dầu và khí đốt cho châu Âu, cũng như làm đình trệ nguồn cung cấp lương thực vốn chiếm một tỷ trọng lớn đối với thế giới mà Nga và Ukraine cùng nhau nắm giữ.

Bởi vậy, sự thay đổi là cần thiết đối với cả Trung Quốc lẫn Mỹ. Mối quan hệ cũng có thể dễ dàng đạt được tiến bộ nhờ sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của cả hai bên. Trung Quốc đang có những bước đi đúng hướng bằng cách chuyển trọng tâm chính sách từ tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu sang mở rộng kinh tế dựa vào nội địa hơn theo chiến lược lưu thông kép của mình. Điều này có thể kéo thêm nhu cầu nhập khẩu từ tiêu dùng trong nước, giúp giảm căng thẳng thương mại với phần còn lại của thế giới.

Về phía Mỹ, nước này đang đứng trước sức ép tránh rơi vào suy thoái lớn nhất trong hàng chục năm gần đây. Tỷ lệ lạm phát kỷ lục khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ đã phải nâng mức lãi suất đồng USD lên cao nhất trong vòng 4 thập kỷ qua. Việc Mỹ sẵn sàng điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô và thậm chí cả chính sách ngoại giao chiến lược là hoàn toàn có thể, trong đó có việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc, cũng như xoa dịu sự căng thẳng về địa chính trị giữa 2 nước

Hiện, mọi chuyện đang diễn ra theo chiều hướng thuận lợi. Bất chấp những lo lắng về việc tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm nay đang chậm lại, xuất khẩu của tháng 5 đã tăng 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái, một hiệu suất sẽ còn được cải thiện khi các hạn chế Covid-19 của Trung Quốc tiếp tục được nới lỏng. Trong khi đó, đồng USD mạnh lên sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ.

Bởi vậy, nếu Mỹ và Trung Quốc có thể phá vỡ thế bế tắc về cuộc chiến thương mại, giao thương giữa 2 nước sẽ sẵn sàng bùng nổ trở lại, và thế giới sẽ là người chiến thắng. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới này sẽ đóng vai trò quyết định để giúp nền kinh tế toàn tránh khỏi suy thoái, khi mà những niềm hy vọng về việc cuộc xung đột Nga - Ukraine hay cuộc chiến trừng phạt giữa Nga - phương Tây sớm chấm dứt đang quá mờ mịt!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

(CLO) Không chỉ sở hữu lực lượng quân sự đáng gờm, Hezbollah, phong trào chính trị- vũ trang Hồi giáo dòng Shi’a ở Lebanon, còn có một vũ khí lợi hại để đấu với Israel: "Cỗ máy” truyền thông với trụ cột là đài truyền hình Al-Manar TV.

Tiêu điểm Quốc tế