Hàng loạt công ty công nghệ “nhạy cảm” Nhật Bản di dời chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc

Thứ năm, 31/12/2020 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) 42% các công ty Nhật Bản đã đẩy nhanh tiến độ di dời hoặc đang lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.

Khoảng 42% doanh nghiệp Nhật đã di dời hoặc đang xem xét đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách chuyển dây chuyền sản xuất tới Đông Nam Á và Ấn Độ. Ảnh: JapanTimes

Khoảng 42% doanh nghiệp Nhật đã di dời hoặc đang xem xét đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách chuyển dây chuyền sản xuất tới Đông Nam Á và Ấn Độ. Ảnh: JapanTimes

Cụ thể, theo một khảo sát được Kyodo News công bố hôm 29/12, có 42% các công ty Nhật Bản được chính phủ nước này coi là “sở hữu công nghệ nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia” đang chuyển dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng linh kiện.

Khảo sát được thực hiện với 150 công ty có niêm yết lớn, trong đó có 96 công ty tham gia khảo sát. Trong số các công ty được khảo sát có những tập đoàn lớn như Canon, Toyota, KDDI, NEC, Kobe Steel và Mitsubishi Heavy Industries.

Động thái của nhóm doanh nghiệp này được cho là nhằm mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, giảm thiểu an ninh rủi ro có nguy cơ nhằm đối phó với sự cạnh tranh gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về ưu thế công nghệ, và giảm lo ngại về khả năng sản xuất tập trung thiết bị y tế tại Trung Quốc trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng do đại dịch Covid-19.

Một cuộc biểu tình kêu gọi đóng cửa các công ty Nhật Bản bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc. Ảnh: FT

Một cuộc biểu tình kêu gọi đóng cửa các công ty Nhật Bản bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc. Ảnh: FT

Trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản đang thúc giục và ra sức hỗ trợ các công ty chuyển cơ sở sản xuất về nước để tránh rủi ro liên quan đến Trung Quốc, chỉ có 8 doanh nghiệp cho biết đã hoặc đang lên kế hoạch. Trong  khi đó, chỉ có 3 công ty Nhật Bản cho biết đã hoặc sẽ thu hẹp hoạt động, rút khỏi Trung Quốc.

Điều này càng một lần nữa nhấn mạnh được tầm quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhiều công ty Nhật Bản.

Khoảng 27% doanh nghiệp được khảo sát, tương đương với 26 công ty, cho biết đã đặt ra các hạn chế đối với việc nghiên cứu chung với các đối tác nước ngoài có nhiều nguy cơ làm lộ bí mật công nghệ.

Cũng theo khảo sát, khoảng 60% các doanh nghiệp cho biết đang tiến hành đào tạo tại chỗ hoặc xác định “các công nghệ quan trọng” của mình giúp ngăn chặn nguy cơ bị đánh cắp bí mật thương mại khi hợp tác với cả Mỹ và Trung Quốc.

                                                                                                                                              Hương Vũ

                                                                                        

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp