Phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”:

Hành trình đam mê, trách nhiệm và tự hào

Thứ hai, 21/06/2021 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” được Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 trao giải đặc biệt. Báo Nhà báo & Công luận đã gặp gỡ Tổng kịch bản Nguyễn Lê Anh để tìm hiểu về tác phẩm đặc biệt, đồ sộ, tầm vóc này.

Bài liên quan

Gặp Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân dân (Báo Nhân dân) Nguyễn Lê Anh - Tổng kịch bản phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, tôi càng xác tín một niềm tin rằng, hành trình của đam mê, trách nhiệm và niềm tự hào mãnh liệt đã giúp anh cùng ê-kíp vượt qua mọi thử thách để cho ra đời một tác phẩm đặc biệt, đồ sộ, tầm vóc, rung động và đầy cảm xúc. Tác phẩm đã được Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 trao giải đặc biệt.

“Giữ nhịp” sản xuất  của “dòng chảy” 90 tập phim…

Chia sẻ về hậu trường đằng sau 90 tập phim tài liệu đặc biệt, tác giả Lê Anh cho biết, anh cùng ê-kíp đã có những ngày tháng lăn lộn, sống thực sự với nhịp thở của lịch sử và trải qua không ít thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bộ phim xuất phát từ chủ trương đúng đắn, kịp thời của Ban Bí thư mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, giao nhiệm vụ và khích lệ Báo Nhân Dân thực hiện.

Ê-kíp làm phim tác nghiệp.

Ê-kíp làm phim tác nghiệp.

Nhận nhiệm vụ trong một cảm xúc rất đặc biệt, vừa đan xen khát vọng, quyết tâm vừa là những áp lực vời vợi trong một khối lượng công việc vô cùng đồ sộ. Đó là chưa kể, những ngày đầu, khi Báo Nhân Dân tổ chức một số cuộc hội thảo để lấy ý kiến về dự án làm bộ phim này, đã có một số chuyên gia hoài nghi về khả năng thực hiện của Báo Nhân Dân, nhưng nếu thực hiện được thì chắc chắn bộ phim này sẽ như là một quả bom tấn đặc biệt chưa từng có.

Cũng chính từ những ý kiến như vậy dường như càng thôi thúc chúng tôi thêm quyết tâm hơn. Sự quan tâm của đồng nghiệp, các cơ quan trong và ngoài nước, đặc biệt là đồng chí Thuận Hữu và Ban Biên tập Báo Nhân Dân đã tin cậy và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho ê-kíp làm phim cũng tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi cố gắng làm việc hết sức mình” - Giám đốc Lê Anh xúc động chia sẻ.

Tất nhiên, ý tưởng, kịch bản của bộ phim này đã được chuẩn bị từ cách đây 6, 7 năm, nhưng ê-kíp làm phim chỉ có khoảng hơn 1 năm dồn toàn sức lực vào sản xuất để kịp thời gian phát sóng đã ấn định. Thời gian không dài, nên ê-kíp đã phải gồng mình lên để thực hiện theo kiểu cuốn chiếu. Trời không phụ lòng người, cho đến đúng thời điểm phát sóng mùng 3 tháng 2 năm 2020, ê-kíp đã hoàn thành khoảng 50 tập phim trên tổng 90 tập. Trong quá trình phát sóng, liên tục nhận được những phản hồi góp ý từ khán giả, ê-kíp vừa làm vừa kiểm chứng và điều chỉnh phù hợp...

“Mặc dù tôi cũng được đào tạo bài bản về chuyên ngành truyền hình, cũng may mắn được làm Tổng đạo diễn phim tài liệu“54 dân tộc Việt Nam cộng đồng bản sắc” kéo dài 54 tập cho Đài VOV đã phát sóng và được đánh giá tốt. Nhưng đó cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân còn với bộ phim này, chúng tôi phải sử dụng lực lượng đa dạng, nhiều nơi, tổ chức một lúc nhiều kíp sản xuất khác nhau. Có thể nói, những người tham gia sản xuất phải nỗ lực rất nhiều, các vị trí đứng đầu kip sản xuất thậm chí là phải nghỉ việc ở những chỗ đang làm để theo đuổi dự án. Tôi là Tổng kịch bản và NSND Lê Thi là Tổng đạo diễn phải có sự thống nhất trong mạch chảy của 90 tập phim, luôn là những người “giữ nhịp” sản xuất với tất cả các đầu mối thực hiện”- Giám đốc Lê Anh chia sẻ..

Chân thực, khái quát, nhiều chiều

Làm thế nào để cân bằng và giữ được sự khách quan, chân thực trong từng sự kiện, trong từng vai trò cá nhân của những người tham gia sự kiện, nhân chứng lịch sử… là điều rất quan trọng. Tác giả Lê Anh cho rằng, sự nhìn nhận về lịch sử qua một độ trễ nhất định sẽ có nhiều vấn đề khác nhau. Ê-kíp thực hiện lựa chọn con đường phản ánh một cách chân thực, khái quát, nhiều chiều, không né tránh, không bỏ qua sự kiện. “Có đạo diễn tham gia làm phim đã đề nghị tôi cho phục dựng một số chi tiết nhưng tôi dứt khoát không đồng ý mà yêu cầu nghiêm khắc là bắt buộc phải đi tìm những sự kiện thật, bằng nhân chứng hoặc tư liệu thật, bằng cách này hoặc cách kia” - tác giả Lê Anh nhấn mạnh.

Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân dân (Báo Nhân dân)  Nguyễn Lê Anh –Tổng kịch bản phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” (đứng) tìm kiếm tư liệu tại CH Pháp.

Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân dân (Báo Nhân dân)  Nguyễn Lê Anh –Tổng kịch bản phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” (đứng) tìm kiếm tư liệu tại CH Pháp.

 Để “tiệm cận” với sự thật lịch sử, chưa bao giờ việc huy động lực lượng tổng thể để tìm tư liệu làm phim lại nhiều đến như vậy. Điều may mắn là ê-kíp làm phim được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các cơ quan quản lý, đồng nghiệp. Ngoài các nguồn tư liệu “truyền thống” như các trung tâm lưu trữ, đài truyền hình, bắt buộc phải tìm những nguồn tư liệu mới cho phim. Được phép của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, những người làm phim đã khai thác được một số tư liệu phim của chính quyền Việt Nam Cộng hòa để lại, hiện Viện phim đang quản lý. Đây cũng là lần đầu tiên “kho phim” này được mở…

Điều đặc biệt là, những thước phim, tư liệu mà người xem đánh giá là mới và lần đầu được xem chiếm đa số là ở nước ngoài, từ rất nhiều nguồn và có những tư liệu của tư nhân, phải qua những đầu mối trung gian ê-kíp mới tìm đến được với họ. Đó là chưa kể, trên một đống tư liệu khổng lồ như vậy tìm đường ra cũng đã thấy khó rồi mà còn phải tìm tư liệu theo dòng chảy xuyên suốt lại càng khó hơn nữa.

Nếu nói về tư liệu phim thì về bản chất là nhìn vào việc sắp xếp dữ liệu nhưng trên thực tế là chúng tôi cũng đã quay được khá nhiều tư liệu mới trong và ngoài nước, phỏng vấn rất nhiều những tư liệu sống như nhân chứng, nhân vật, chính khách, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực. Chính những tư liệu mới này của chúng tôi, một thời gian nữa chắc chắn sẽ trở thành những tư liệu lịch sử quý cho những người làm phim về sau” – tác giả Lê Anh cho biết.

Có thể nói, bộ phim có sức lan tỏa, khơi gợi được lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, mọi người như đều thấy mình trong đó, không chỉ những người lớn tuổi mà lớp trẻ cũng rất quan tâm. Đồng thời, không cần “đao to búa lớn” mà bằng các sự kiện chân thực của lịch sử được nhìn nhận nhiều chiều trong dòng chảy vô cùng tự hào của lịch sử trong Thời đại Hồ Chí Minh, bộ phim đã góp phần phản bác lại các thế lực thù địch, xuyên tạc lịch sử.

Trong câu chuyện, Giám đốc Lê Anh nhiều lần nhắc đến 2 chữ “biết ơn” đầy xúc động. Anh bảo: “Tôi thật sự biết ơn những thế hệ đi trước đã để lại những tư liệu quý giá này. Tôi biết rằng có những thước phim chúng tôi sử dụng có thể phải trả bằng máu của các đồng nghiệp đi trước, những phóng viên chiến trường của cả hai phía chiến tuyến.Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân và cộng sự rằng, chúng ta may mắn được sử dụng tư liệu thì phải có trách nhiệm trung thực và phải làm tất cả những gì  để có thể đưa được những điều giá trị ấy lên trên màn ảnh”...

Anh cũng kể rằng, chặng đường nhiều ngày anh ra nước ngoài tìm tư liệu để lại những ấn tượng khó quên. Đó là khi anh vào Trung tâm lưu trữ điện ảnh quân đội của Pháp được thành lập từ năm 1905, nơi lưu giữ rất nhiều tư liệu quý. Sau khi được đồng ý khai thác một số tư liệu, đoàn làm phim được đưa đến bia tưởng niệm những người quay phim, những người đạo diễn có tên tuổi đã tử nạn ở Đông Dương, ở Việt Nam. Anh tâm sự: “Chúng tôi rất xúc động tưởng niệm họ như những đồng nghiệp đi trước và nhận thấy rằng dù ở chiến tuyến nào thì cũng có những người đã phải hy sinh để có những tư liệu quý cho hôm nay. Khi làm phim chiến tranh Việt Nam mặc dù rất khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu nhưng cũng rất may mắn khi được sự hỗ trợ của các bạn ở nước ngoài...”

Theo chia sẻ của Giám đốc Lê Anh, hiện nay, Hãng phim đã và đang chuẩn bị ra mắt bộ sách điện tử Tổng hợp “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - biên niên sử truyền hình” - được chuyển thể từ phim sang, giúp khán giả tiếp cận dễ hơn, thu hút đông đảo người xem thông qua các thiết bị điện tử thông dụng.

Được biết, có nhiều thầy cô giáo còn tự tải các tập phim về để giảng dạy cho các sinh viên trong trường. Phim được chiếu rất rộng rãi từ các kênh truyền hình cho đến mạng xã hội, rất có sức thu hút. “Thế nên tôi cũng hy vọng rằng, thời gian tới, ngành giáo dục sẽ quan tâm và đưa những bộ phim này phổ cập trong các chương trình ngoại khóa, làm tư liệu tham khảo trong các bài học lịch sử cho thế hệ trẻ. Chúng tôi vui lòng được hợp tác, hỗ trợ tốt nhất để những sự thật và giá trị lịch sử được lan tỏa hơn nữa” - tác giả Lê Anh nhấn mạnh.

Hà Vân (Ghi)

Tin khác

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo