Hành trình “gieo chữ” vùng sâu: Giáo viên tìm mọi cách “níu giữ” học trò

Chủ nhật, 27/03/2022 13:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lo sợ hàng trăm em học sinh khi bị mất chế độ sẽ nghỉ học lên rẫy cùng bố mẹ, Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học, THCS trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã và đang tìm mọi cách để “níu giữ” học trò ở lại trường học chữ, rèn người.

Sau những dịp nghỉ lễ, tết hay đầu tuần, các giáo viên vùng khó lại thay phiên nhau trèo đèo, lội suối đến từng nhà gõ cửa vận động, đưa các em học sinh đến trường.

hanh trinh gieo chu vung sau giao vien tim moi cach niu giu hoc tro hinh 1

Thương trò, các giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã đi bộ gần 10 km đường rừng lên nhà đầm, nương rẫy đưa học sinh tới trường.

Hàng trăm em học sinh mất chế độ vì xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới

Từ năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định 116 về việc hỗ trợ học sinh và các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Với khoản hỗ trợ này nhiều học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa được ăn ở, sinh hoạt và học tập trung tại các trường bán trú.

Thế nhưng, năm 2020 nhiều xã trên địa bàn huyện Kbang được đưa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn khi hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới. Cũng chính vì vậy, hàng trăm em học sinh không còn được thụ hưởng chính sách theo Nghị định 116 của Chính phủ.

Theo thống kê, năm học 2021-2022, toàn huyện Kbang có đến 558 học sinh các trường bán trú không còn được nhận trợ cấp theo diện xã, thôn đặc biệt khó khăn như mọi năm.

Cách trung tâm huyện Kbang 50km, xã Krong nằm lọt thỏm giữa thung lũng, bốn bề đều là đồi núi. Hiện xã Krong đã hoàn thành 18/19 tiêu chí Nông thôn mới. Theo quy định sẽ có gần 150 học sinh của xã không còn được nhận hỗ trợ theo chế độ bán trú và các hỗ trợ khác. Điều này đã ảnh hưởng đến việc duy trì sỹ số của các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn.

Trước đây, khi còn được hưởng chế độ, ăn ở tại trường nhưng cứ mỗi dịp lễ, tết hay cuối tuần về nhà là học sinh thường theo bố mẹ lên nhà đầm trốn học. Vì vậy cứ đầu tuần là các thầy cô phải lặn lội vượt hàng chục cây số đường rừng lên tận nhà đầm, nương rẫy vận động, đưa trò đến lớp.

hanh trinh gieo chu vung sau giao vien tim moi cach niu giu hoc tro hinh 2

Thầy Phạm Văn Tấn – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Krong cho biết: “Năm học 2021-2022, trường có 56 em không còn được hưởng bán trú như trước, vì nơi các em ở không thuộc diện làng đặc biệt khó khăn như mọi năm. Trong khi thực tế, 56 em học sinh này đều ở những làng cách trung tâm hàng chục cây số, khả năng bỏ học là rất lớn. Tránh tình trạng trò bỏ lớp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, các thầy cô giáo đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương vận động học sinh ra lớp. Đồng thời, thầy cô cũng tuyên truyền cho phụ huynh những chính sách đối với từng trường hợp học sinh”.

Tương tự, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong) cũng có 82 em học sinh bị cắt chế độ bán trú. Cũng như những xã vùng sâu khác, khi không còn được hưởng chế độ, các em bắt đầu nghỉ học thường xuyên phần vì đường xa, gia đình không có điều kiện đưa đi đón về. Thậm chí, cứ vào mùa thu hoạch lúa gạo là các em lại theo bố mẹ lên nhà đầm giúp bố mẹ làm rẫy, trông em…

Thầy Hoàng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám thông tin: “Khi quyết định 681 được đưa ra, xã và trường cũng phối hợp tuyên truyền để phụ huynh yên tâm về mặt tư tưởng. Để các em yên tâm học hành, tránh tình trạng nghỉ học lên nhà đầm, nhà trường đã san sẻ những suất ăn của các em khác sang cho 82 em bị cắt chế độ”.

“Bên cạnh đó, hiện nay nhiều làng ở xã Krong vẫn giữ tập tục cúng lúa mới. Nghiêm trọng hơn, mỗi lần cúng là các em học sinh lại nghỉ học ở nhà. Để tập tục này không ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em, nhà trường đã phối hợp với chính quyền xã tổ chức cúng vào thứ 7, chủ nhật. Cũng nhiều làng chấp nhận đề nghị này song một số làng vẫn chưa thể đả thông tư tưởng”.

Lo học trò bỏ lớp, thầy cô tìm mọi cách “níu giữ” 

Trước đó, ngay khi nhận được thông tin các con em không còn được nhận chế độ bán trú, không riêng gì học sinh, phụ huynh rất hoang mang mà các giáo viên Trường THCS Krong cũng lo lắng không kém. Giáo viên lo rằng, khi không còn được hưởng chế độ học sinh sẽ bỏ học.

Tâm sự với PV, thầy Phan Danh - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Krong bộc bạch: “Sau khi nhận được thông tin các em bị cắt chế độ, chúng tôi đã vào làng, lên nhà đầm động viên, tuyên truyền các em học sinh và phụ huynh. Song những giáo viên như chúng tôi cũng không biết nên giận hay thương xót cho hoàn cảnh của các trò khi phụ huynh thốt lên: “Năm nay các em có được ăn tại trường không? Nếu không được ăn thì nghỉ học lên rẫy thôi”.

hanh trinh gieo chu vung sau giao vien tim moi cach niu giu hoc tro hinh 3

Chính sự tận tâm của các thầy cô giáo giúp sỹ số ở các trường vùng khó ổn định, học sinh không còn nghỉ học lên nhà đầm cũng bố mẹ.

Trong cuộc trò chuyện ấy, thầy Danh vô tình kể về câu chuyện thầy và thầy Hải bị phụ huynh dọa chém vì “bắt” các trò đến trường.

“Lần đó, tôi cùng thầy Hải vào nhà đầm vận động các em lên lớp. Vừa nghe tiếng thầy giáo, học sinh vội mở cửa sau trốn dưới gầm nhà sàn. Phụ huynh cũng không muốn cho các con đi học vì phải ở nhà phụ làm rẫy nên vác rựa đuổi chúng tôi và nói “thầy không đi là tui chém” và những lần ấy phải công cốc ra về. Sau nhiều lần thuyết phục, nhiều phụ huynh cũng dần thay đổi tư tưởng, hứa cho con đi học. Song đến trường đợi mãi vẫn không thấy trò đâu, nên chúng tôi đành tiếp tục vào lại nhà đầm khuyên nhủ lại từ đầu”, thầy Danh cười, nói.

hanh trinh gieo chu vung sau giao vien tim moi cach niu giu hoc tro hinh 4

 Đằng sau những suất ăn trưa của các tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Krong là nỗi lòng của thầy cô khi có thể năm học tới 56 em học sinh sẽ không còn được hưởng hỗ trợ từ “dự án nuôi em”.

Trao đổi với PV, ông Lê Thanh Hải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kbang cho biết: “Đối với việc duy trì sĩ số trên địa bàn ở các trường vùng khó còn gặp nhiều khó khăn. Bởi công tác tuyên truyền thường phải đi đôi với chế độ. Ngay khi các em bị cắt chế độ thì phòng đã vận động tất cả các giáo viên động viên, tuyên truyền các em học sinh, phụ huynh và kêu gọi từ các mạnh thường quân giúp sức".

Ông Hải nói thêm: "May mắn thay, khi chúng tôi có kêu gọi thì có “dự án nuôi em” của Trung ương đoàn đã nhận hỗ trợ mỗi em 17.000 đồng/em/558 em. Việc các em được ăn ở tại trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng học tập, các em còn được rèn luyện tất cả các kỹ năng tự lập”.

Ngoài việc nhận được sự hỗ trợ từ “dự án nuôi em”, Trường Tiểu học Lê Văn Tám và Trường THCS Krong thường xuyên kêu gọi từ các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hỗ trợ gạo, quần áo, sách vở cho các em yên tâm học hành.

Theo thầy Ngọc, “cái phao cứu cánh cho những em bị cắt chế độ, hiện là “dự án nuôi em” song thời gian hỗ trợ của dự án là từ tháng 10/2021-5/2022. Như vậy sang năm học mới, nếu như không còn được hỗ trợ biện pháp cuối cùng là đưa đón các em đi, về song như vậy sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng nghỉ học".

"Mong rằng cơ chế về chính sách sẽ không quy định vùng mà quy định về khoảng cách, ngoài ra hy vọng các trường vùng sâu sẽ nhận được nhiều nguồn hỗ trợ lâu dài…”, thầy Ngọc mong muốn.

Bài và ảnh: Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục