Hành trình từ châu Âu về đất mẹ trong "mùa" Covid-19

Thứ sáu, 20/03/2020 18:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những ngày này, đại dịch Covid-19 vẫn đang "hoành hành", cả thế giới đang "gồng" lên từng ngày chống dịch. Đã có rất nhiều người Việt về nước trong dịp này. Tổ quốc giang tay đón họ. Báo NB&CL gửi tới bạn đọc một bài viết của một người Việt kể về hành trình về nước tránh dịch.

Hành trình trở về...

Tôi đã ở châu Âu vào thời điểm này, khi đại dịch trên thế giới đã lây lan trên 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, nghiêm trọng nhất lúc này là Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Một điều mà không ai ngờ được đại dịch lây lan quá nhanh trước sự chủ quan và chậm trễ của cộng đồng châu Âu. Trong thời gian 2 tuần dịch bệnh, hiện nay đại dịch Covid-19 đã lan qua 179 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Tôi qua châu Âu, sang Đức, đến Hungary và một số nước, tiếp xúc cùng những người bạn Việt Nam và quốc tế. Trên đường, trên tàu điện, trên taxi không ai dùng khẩu trang, làm tôi luôn luôn có cảm giác lo lắng và thấy không an toàn, nhưng không dám nói cùng ai.

Thỉnh thoảng trong lòng lại thúc giục “kệ mình cứ đeo khẩu trang". Có một lần tôi không nói gì và lấy trong túi ra một chiếc khẩu trang đeo lên mũi, miệng. Vừa thấy tôi đeo khẩu trang, người bạn tôi liền nói: "Thôi! Tôi nghĩ bạn không nên mang khẩu trang lúc này, tôi biết bạn phòng cũng tốt nhưng ở đây họ rất kì thị và nhạy cảm, vì họ cho rằng bạn đang bị bệnh đấy”. Tôi ngậm ngùi tháo khẩu trang ra và cất vào túi. Hôm sau gặp mặt nhóm bạn khác, thấy tôi không dùng khẩu trang mà còn rất vô tư, một anh bạn an ủi: “Em không phải lo, bệnh này chỉ người già nhiễm thôi, mình không sợ...”. Vậy là ý nghĩ phải dùng khẩu trang để phòng dịch Covid -19 của tôi bị ngắt.

Đêm về nghe, xem các thông tin về dịch bệnh trong nước và quốc tế, rồi một số nước đóng cửa đường biên, đóng chuyến bay, suốt cả đêm tôi không ngủ được. Lo lắng, bồn chồn cho mình và người thân. Tôi cố gắng hoàn thành sớm công việc và rút lại các lịch trình không quan trọng khác để đổi vé máy bay rời châu Âu để trở về Việt Nam.

Trên chuyến xe từ thành phố Budapest – Hungary ra sân bay, tôi quyết định dùng khẩu trang, mặc ai nói sao cũng được. Vì sao tôi lại sử dụng từ “may mắn”, vì khi bước xuống nhà ga, tôi thấy khoảng 30% hành khách và một số nhân viên nhà ga họ đã dùng khẩu trang, lúc này tôi yên tâm rất nhiều vì đã có đồng minh. Họ đã cảm nhận và đã hiểu hơn vì sao dịch bệnh lại lan tràn nhanh đến như vậy tại Âu châu.

Trên máy máy từ Budapest Dubai, tôi quan sát có khoảng 60% hàng khách dùng khẩu trang và từ Dubai chờ về Việt Nam trên chuyến bay EK392 thì số hành khách dùng khẩu trang nhiều hơn, khoảng 95%. Lúc này, tôi vui mừng vì sự lo lắng của mình được thỏa mãn.

.,,Đất mẹ bao dung

Người xưa thường dạy và nhắc nhở con cháu mình phải biết ơn những người đã mở lòng bao dung qua câu thành ngữ “một miếng khi đói, bằng một gói khi no”. Đúng là khi gặp thiên tai, dịch bệnh, hoạn nạn, khó khăn là lúc con người thể hiện bản chất rõ ràng nhất.

Thể dục thể thao trong khu cách ly Trường Quân Sự Quân khu 7, Q. 12, TP. HCM

Thể dục thể thao trong khu cách ly Trường Quân Sự Quân khu 7, Q. 12, TP. HCM

Trong những ngày qua, tuy chúng tôi ở nước ngoài nhưng luôn luôn theo dõi mọi chỉ đạo về phòng chống đại dịch của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Thực tế các Bộ, Ngành, các cơ quan chức năng, các tổ chức và công dân Việt Nam đặc biệt là Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đã làm việc rất tốt. Không phân biệt sắc tộc, màu da, không phân biệt sang hèn mà chỉ biết cứu giúp, ngoài việc sống tốt, còn là thân thiện, là yêu thương, biết đùm bọc và san sẻ… trong khi đất nước mình cũng còn đang gặp bao khó khăn.

Từ nước ngoài trở về trong mùa dịch cao điểm này mới thấu hiểu và chia sẻ được, sự quan tâm của Nhà nước mình với công dân Việt Nam và công dân nước ngoài khi đến Việt Nam. Tôi thực sự tự hào về tình cảm của con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Những gì muốn nói, chính là sự trải nghiệm của chính tôi và những người con Việt Nam, người nước ngoài tại khu cách ly: Trường Quân Sự Quân khu 7, số 479, Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM.

Khi từ máy bay ra ngoài theo đường ống, chúng tôi được chờ sẵn để nộp khai báo hành trình. Rất nhanh làm thủ tục, lấy hành lý và chờ xe chuyên dụng đón đi, sau khi khử trùng và được giải thích chúng tôi được đưa đến địa chỉ cách ly tập trung trên.

Các bác sĩ theo dõi và kiểm tra thân nhiệt cho từng người trong khu cách ly

Các bác sĩ theo dõi và kiểm tra thân nhiệt cho từng người trong khu cách ly

Về đến nơi, sự cảm động đầu tiên là mấy chiến sỹ còn rất trẻ nói: “Cô cứ vào nghỉ ngơi và uống nước. Đồ cứ để đó, lát xong ai nặng chúng con mang lên cho! Rồi ai đói thì chúng con phục vụ nước và mỳ hộp, phở hộp ăn tạm, không sáng mai mới ăn thì đói đấy ạ”. Tôi đã rất cảm động và bất ngờ.

Mọi người ăn uống, kiểm tra thân nhiệt xong lên nhận phòng nghỉ lúc này mang vali lớn lên tầng 5 là không thể với một số em sinh viên nữ và người lớn tuổi. Lập tức, mấy chiến sỹ lại đến nơi giúp một cách không ngại ngần, đưa lên vai, mang, vác lên tận phòng giúp mọi người.

Câu chuyện chưa kết thúc ở đây vì sau 4 ngày ăn, uống, ngủ, nghỉ vui chơi thể thao và thực hiện các kiểm tra y tế. Lúc này, thực sự tôi muốn khẳng định và nói lên cảm nhận của mình. Buổi sáng sau hôm chúng tôi đến, được các chiến sỹ cấp phát tất cả các đồ dùng thiết yếu gồm (xà bông giặt, kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, dầu gội, xà bông rửa tay, nước muối, nước uống lavie chai, nước bình, xô, chậu rửa mặt, chậu lớn tắm giặt…).

Nhu yếu phẩm trong khu cách ly dịch bệnh Covid-19

Nhu yếu phẩm trong khu cách ly dịch bệnh Covid-19

Nhìn đồ dùng chưa biết nói gì, tiếp đấy vào lúc 7h15 đến 7h45 toàn bộ chúng tôi được lựa chọn 1 trong 3 món ăn sáng. Đến 11h – 11h30 ăn trưa và 17h – 17h30 ăn tối. Đặc biệt mọi người muốn ăn muộn lúc 21h - 22h các chiến sỹ không ngần ngại phục vụ mỳ ly. Hàng ngày, từ hôm cách ly tại đây đến giờ mọi việc đều diễn ra như vậy. Tôi nghĩ sức người, sức của, với sự hy sinh thầm lặng của y, bác sỹ cũng như các chiến sỹ là không gì so sánh và không mua bán được vì tình người.

Khi tôi viết lên những dòng chia sẻ này, tôi không quên gửi lời cám ơn sâu sắc đến Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham gia trong trận chiến chống dịch này, đặc biệt đến lãnh đạo nhà trường trong thời gian ở cách ly tại Trường Quân Sự Quân khu 7, phòng 501, số 479, khu A, Đường Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM.

Tôi cũng đại diện cho những cô, bác, anh, chị và các em luôn biết ơn, đúng là: “Tình quân dân như cá với nước”.

Vậy mà cô Việt kiều từ Ba Lan kia về là ai? Mà gây náo loạn tại sân bay để cả cộng đồng mạng, cộng đồng người Việt tại Ba Lan, người dân không dùng mạng trong và ngoài nước khi nghe thấy đều phải lên tiếng. Cô đã đóng góp được bao nhiêu cho đất nước mà phát ngôn ra cái vẻ “thượng lưu”, đã khi nào cô nhìn lại chính mình chưa? Cô đang chạy trốn dịch về Việt Nam để tìm nơi bình yên, sao lại tỏ ra “vô ý thức” thế?

Trong lúc dịch bệnh này mọi công dân khi đến Việt Nam vẫn luôn luôn có sự bao bọc, có sự che chở, có tình người, không phân biệt màu da, sắc tộc. Nhưng đặc biệt đừng quên trên khắp trái đất này đến đâu “nhập gia tùy tục” phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Chúng tôi, những công dân Việt cũng mong muốn các cơ quan chức năng nên làm đúng và xử nghiêm để cho các sự việc trên không xảy ra với các công dân khác, “con sâu làm rầu nồi canh”. Lúc này chắc cô ấy sẽ thấm! 

Thanh Minh

Viết từ Khu cách ly tập trung Trường Quân Sự Quân khu 7 (Q. 12. TP. HCM)

Tin khác

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

(CLO) Ngày 29/3, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức chúc mừng người bệnh Phạm Anh Thư được ra viện. Trước đó, chị Thư được ghép phổi vào ngày 30 Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Sức khỏe
Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

(CLO) Liên quan đến hành động đẹp của điều dưỡng Đặng Thị Hạ đã giúp cứu sống một du khách tại Đà Nẵng, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức biểu dương, trao tặng giấy khen của Giám đốc Bệnh viện cho điều dưỡng Hạ.

Sức khỏe
Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

(CLO) Bà D. nhập viện điều trị vì bệnh lý sỏi thận, nhưng trong quá trình điều trị, người bệnh có những triệu chứng giống bệnh dại như: Sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động…Trước đó bà D. từng bị chó cắn nhưng không đi tiêm vắc xin ngừa dại.

Sức khỏe
Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe