Hát bài chòi trở thành di sản phi vật thể của nhân loại

Thứ ba, 24/04/2018 14:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I năm 2018, Bộ VHTT&DL đã thông tin chính thức về việc Nghệ thuật hát bài chòi đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Báo Công luận
 Họp báo thường kỳ Quý I - 2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Ảnh: T.H.

Theo đó, ngày 07/12/2017, tại Jeju, Hàn Quốc, Hội nghị lần thứ 12 của Ủy ban Liên Chính phủ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, Ủy ban đã chính thức ra Nghị quyết đưa “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Việc “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” được UNESCO ghi danh là niềm vui to lớn đối với các tỉnh/thành phố có di sản: Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung.

Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam là một loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. Bài Chòi có hai hình thức chính: "Chơi Bài Chòi" và "Trình diễn Bài Chòi".

 Chơi Bài Chòi là hình thức hô, hát kết hợp với thẻ bài có ghi tên các con bài và thường được tổ chức tại sân đình hoặc trên bãi đất trống vào dịp Tết Nguyên đán.

Để chơi Bài Chòi, người ta dựng 9 hoặc 11 chòi bằng tre, nứa theo hình chữ U. Người chơi ngồi trong chòi, mua 3 thẻ bài đợi người dẫn dắt cuộc chơi là các anh/chị Hiệu rút thẻ trong ống bài nọc, hát những câu hát đố tên con bài ấy, gọi là Hô Thai.

 Nếu cả 3 thẻ bài của người chơi trùng với những con bài mà anh/chị Hiệu xuớng tên thì thắng cuộc, được lĩnh thưởng và lượt chơi mới lại bắt đầu. Trình diễn Bài Chòi được biểu diễn nơi thôn xóm (trải chiếu trong nhà hoặc ngoài vườn để biểu diễn) với cách thức đi hát rong hoặc được mời về diễn ở các tư gia nên còn được gọi là Bài Chòi chiếu hay Bài Chòi rong. 

Trong trình diễn Bài Chòi, một nghệ nhân có thể đảm nhận nhiều vai trong một vở diễn, nên còn gọi là Bài Chòi độc diễn.

Nghệ thuật Bài Chòi là một hoạt động văn hoá khá phổ biến trong cộng đồng làng xã ở nhiều làng quê khu vực Trung Bộ, đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng. Các câu chuyện trong Bài Chòi thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự gắn kết cộng đồng và những bài học đạo đức, kinh nghiệm trong cuộc sống của người dân. Thực hành nghệ thuật Bài Chòi thúc đẩy sự bình đẳng về giới tính cũng như sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng.

Từ năm 2012, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và sự thống nhất của 9 tỉnh, thành phố, tỉnh Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Hồ sơ trình UNESCO. Trong quá trình xây dựng Hồ sơ, các doanh nghiệp và ngân hàng (Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV) đã hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức các Hội thảo, Liên hoan Bài Chòi.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ công bố Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam tại Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày 05/5/2018.

Tử Hưng

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa