Hiệp định EVFTA được ví như con đường cao tốc hội nhập với Liên minh châu Âu

Thứ tư, 20/05/2020 18:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trao đổi tại kỳ họp Quốc hội chiều 20/5, các ĐBQH cho rằng, Hiệp định EVFTA như mở ra con đường cao tốc hội nhập với Liên minh châu Âu.

Chiều 20.5, Quốc hội khóa XIV tiến hành thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Vũ Tiến Lộc - (đoàn Thái Bình)  - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: “Việc phê chuẩn và thực hiện các hiệp định này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh chúng ta đã đẩy lùi COVID-19 và đang cần có thêm nhiều động lực mới để thực hiện tái khởi động, phục hồi nền kinh tế”.

đại biểu Vũ Tiến Lộc - (đoàn Thái Bình)  - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

đại biểu Vũ Tiến Lộc - (đoàn Thái Bình)  - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Theo ông Lộc, tăng cường quan hệ với EU, chúng ta sẽ có điều kiện tiếp cận một thị trường rộng lớn với gần 450 triệu dân của những nước giàu có hàng đầu thế giới, giúp chúng ta đẩy mạnh được xuất khẩu; có điều kiện khai thông một dòng chảy vốn đầu tư FDI với chất lượng cao hơn từ EU vào Việt Nam cải thiện vị trí của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu; và có thêm động lực cải cách thể chế, nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế và của các DN để thúc đẩy tăng trưởng tạo ra nhiều "con đường vàng" ...

Đây là đích đến cuối cùng của mọi chiến lược phát triển. “Giống như một con đường cao tốc hội nhập với Liên minh châu Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ giúp chúng ta có cơ hội để hiện thực hóa những kỳ vọng bứt phá của thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch. Tại kỳ họp này, Quốc hội bấm nút phê chuẩn hiệp định, cũng có nghĩa là bấm nút thông xe cho con đường cao tốc quan trọng này” - ông Lộc cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Lộc, thông xe mới chỉ là mở lối đi, còn rất nhiều việc chúng ta phải làm để “đoàn xe doanh nghiệp” và cả nền kinh tế có thể vận hành trơn tru, hiệu quả trên tuyến đường này mới là điều quan trọng.

“Đây là một hành trình vô cùng gian nan. Ký được hiệp định là quan trọng nhưng thực hiện được quyết định còn khó khăn hơn gấp nhiều lần” – ông Lộc nói.

Để giải quyết vấn đề trên, Chủ tịch VCCI cho rằng, phải thiết kế được những “đường gom”, “lối mở” để vào được đường cao tốc. Đó chính là những Luật, những Nghị định, Thông tư nội luật hóa các cam kết, hoặc hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện các cam kết đó. Chúng ta phải soạn thảo và ban hành thật nhanh chóng, kịp thời các văn bản hướng dẫn này là việc cấp thiết để Hiệp định có hiệu lực, để con đường cao tốc có xe đi. “Tôi cũng thấy rằng, một điều rất quan trọng là không chỉ có đường cao tốc và tất cả con đường thể chế của nền kinh tế của chúng ta cũng phải được đẩy mạnh, phải được thông xe cũng phải để cho nền kinh tế vận hành với tốc độ cao. Đấy là yêu cầu nền tảng để chúng ta thực hiện thành công hội nhập hiệp định EVFTA” – ông Lộc nói.

Ông Lộc khuyến cáo: "Đường cao tốc EVFTA không phải là con đường miễn phí". Để doanh nghiệp và đất nước tận dụng được những cơ hội từ đường cao tốc EVFTA, “chúng ta phải đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và đầu tư nâng cấp thể chế của nền kinh tế , đầu tư nâng cấp nguồn nhân lực; đối với DN cần nâng cấp chiến lược quản trị, chiến lược hoạt động kinh doanh để tận dụng tốt cơ hội để thành công trên con đường hội nhập EVFTA” – ông Lộc nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Về hiệu quả và ý nghĩa của Hiệp định EVFTA, Bộ trưởng thống nhất với các ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thế giới và kinh tế của Việt Nam theo chiều hướng tiêu cực, chúng ta càng thấy rằng rất cần phải khẩn trương kích hoạt nền kinh tế trở về trạng thái bình thường mới, khai thác và phát triển những thị trường tiềm năng, chiến lược như thị trường Liên minh Châu Âu này. Đây cũng là cơ hội để chúng ta tăng năng lực cạnh tranh và tiếp tục đa dạng hóa các thị trường, tránh sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.

Bộ trưởng nêu rõ, Chính phủ rất quan tâm và có chỉ đạo kiên quyết để đảm bảo được tiến độ chung của Hiệp định; xây dựng và hoàn thiện sớm chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Hiệp định này. Các Bộ, ngành đã liên tục hoàn thiện các đề án, đến nay, nhiều địa phương và Bộ, ngành đều đã có chương trình hành động riêng của mình.

Thành Vinh

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức