Hiệp ước quốc phòng AUKUS: Dấu hiệu cho một trật tự thế giới mới

Thứ bảy, 18/09/2021 16:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp ước liên minh quốc phòng Úc-Anh-Mỹ (AUKUS) vừa được ký kết vào ngày 15/9. Sự bắt tay giữa 3 quốc gia ở 3 châu lục khác nhau này được đánh giá sẽ thiết lập một trật tự mới cho thế giới trong tương lai gần.

Aukus là một liên minh phòng thủ chiến lược ba bên mới giữa Úc, Anh và Mỹ, ban đầu nhằm chế tạo một đội tàu ngầm hạt nhân, để cùng hợp tác với nhau ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều đó có nghĩa là Úc chấm dứt hợp đồng đã ký với Pháp vào năm 2016 cho việc đóng 12 tàu ngầm chạy bằng điện và dầu.

Chưa có ngày nào được công bố tàu ngầm sẽ sẵn sàng và ai sẽ chế tạo chúng, song thời gian để chế tạo được xác định trong phạm vi khoảng 18 tháng. Mỹ sẽ dẫn đầu dự án và công nghệ mà nước này sẵn sàng chia sẻ với các quốc gia đồng minh trong hiệp ước.

hiep uoc quoc phong aukus dau hieu cho mot trat tu the gioi moi hinh 1

Ba nguyên thủ của 3 quốc gia vừa ký kết hiệp ước liên minh quốc phòng Úc - Mỹ - Anh. Thủ tướng Úc Scott Morrison (phải), Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) và Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) - Ảnh: The Sydney Morning Herald

Hiệp ước Aukus vừa được ký kết hôm 15/9 đã khiến nước Pháp nổi giận. Bộ trưởng ngoại giao Pháp, Jean-Yves Le Drian, coi hiệp ước là “một cú đâm sau lưng”. Còn cựu thủ tướng Anh Theresa May lo ngại về việc nước này sẽ bị kéo vào cuộc chiến vì tương lai của các quốc gia khác.

Song phản ứng của Trung Quốc là khá im lặng, dù rằng họ đã cáo buộc phương Tây đang có “tâm lý chiến tranh lạnh”.

Aukus có ý nghĩa hơn nhiều so với các nội dung trên giấy tờ, bởi mục đích 3 quốc gia trong hiệp ước đang hướng tới. Một số nhà quan sát gọi nó là một “thỏa thuận hạt nhân”, dù những chiếc tàu ngầm đi ra từ hiệp ước không mang vũ khí hạt nhân như trong phim ảnh, mà là những chiếc tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng hoạt động và tầm vươn xa vượt trội.

Đối với phương Tây, Aukus đặc biệt đáng sợ nếu tổng thống tiếp theo của Mỹ là Donald Trump hoặc một trong những tín đồ của ông. Song thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố rằng Aukus sẽ kéo dài trong “nhiều thập kỷ”, bất kể tổng thống Mỹ là ai đi nữa. Hiệp ước này sẽ ràng buộc Mỹ vào an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Dù chưa thực sự rõ ràng, song hiệp ước Aukus cũng sẽ khiến Mỹ phải duy trì sự hiện diện của mình nhiều hơn tại châu Âu. Trong tuần này, Pháp đã tức giận về việc mất hợp đồng tàu ngầm với Australia. Nhưng chỉ trong một thập kỷ tới, một sự sắp xếp mới sẽ xảy ra: Anh và Pháp sẽ là trụ cột của trật tự an ninh châu Âu. Việc liên kết với Aukus được nhận một phần thưởng lớn: có một đồng minh vững chắc là Mỹ tại châu Âu, dù họ không thuộc về khu vực này.

Việc Trung Quốc cho rằng, hiệp ước giống như một cuộc chiến tranh lạnh đã bỏ sót một điểm quan trọng. Đó là giờ không còn phải thời đại song cực và cứng nhắc như hàng chục năm về trước. Trật tự đến từ Aukus có thể tự tái tạo thông qua các thỏa thuận. “Diễn đàn tứ giác an ninh Quad” giữa Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Mỹ là ví dụ nổi tiếng nhất về điều này, nhưng Aukus sẽ còn có tác động lớn hơn nhiều trong tương lai.

hiep uoc quoc phong aukus dau hieu cho mot trat tu the gioi moi hinh 2

Những chiếc tầu ngầm năng lượng hạt nhân sẽ ra đời sau hiệp ước Aukus, để can thiệp nhiều hơn tại các vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương - Ảnh: Getty

Aukus có thể khiến các quốc gia liên quan tức giận trong thời gian ngắn, theo kiểu Anh tức giận Mỹ về Afghanistan, Pháp giận Australia vì chính… Aukus, nhưng dần dần trật tự sẽ được thiết lập. Đó không phải là chiến tranh lạnh, mà là một loạt sự chuyển thể và thay đổi liên tục.

Trọng tâm của Aukus có thể không nằm trong lĩnh vực an ninh, mà ở một lĩnh vực khác: thương mại. Trung Quốc là đối tác lớn nhất của tất cả các nước láng giềng. Họ từng chỉ đứng ngoài một khối thương mại lớn: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhưng chỉ một ngày sau khi hiệp ước Aukus được công bố, Trung Quốc cho biết chính thức tham gia quan hệ đối tác với tổ chức này.

Đây là một bước đi thông minh, nhưng cũng rủi ro. CPTPP đòi hỏi một loạt các tiêu chuẩn về thương mại và lao động, những tiêu chuẩn này yếu hơn các quy tắc của EU, nhưng vẫn khắc khe hơn so với các quy tắc của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc có sức mạnh và có thể đàm phán các điều khoản cho riêng mình.

Chính cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa Mỹ ra khỏi TPP, tiền thân của CPTPP. Song việc Trung Quốc tham gia vào CPTPP sẽ khiến họ phải quay trở lại. Khi đó điều trớ trêu nhất mà Aukus có thể mang đến là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chia rẽ hơn về an ninh, song lại gắn bó chặt chẽ hơn trong thương mại.

hiep uoc quoc phong aukus dau hieu cho mot trat tu the gioi moi hinh 3

Hiệp ước Aukus được đánh giá là dấu hiệu cho một sự thiết lập trật tự thế giới giới - Ảnh: Getty

Tác động tức thì của hiệp ước sẽ như thế nào?

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington sẽ càng trở nên căng thẳng và phức tạp hơn sau hiệp ước Aukus. Liên minh châu Âu cũng sẽ bị lung lay bởi sự bắt tay giữa Úc, Anh và Mỹ.

Điều này có vi phạm hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân không?

Cơ quan giám sát hạt nhân IAEA cho biết họ sẽ điều tra, nhưng cho đến nay đã có 6 quốc gia sử dụng công nghệ hạt nhân để cung cấp năng lượng cho tàu ngầm.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế