Hiểu thế nào cho đúng về việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ?

Thứ ba, 08/12/2020 13:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, chủ trương học ngoại ngữ đối với cán bộ công chức là chủ trương đúng nhưng có tình trạng dùng chứng chỉ “chết” để đối phó.

Thời gian gần đây, vấn đề bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được dư luận quan tâm,  trong đó có đội ngũ giáo viên.

Thậm chí, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nhiều người hiểu chưa đúng về việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đồng nghĩa với việc không cần học ngoại ngữ, tin học.

Hay bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thì phủ nhận những chứng chỉ  được cấp bởi các trung tâm quốc tế có uy tín. Các cách hiểu đó là sai.

Vì yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức viên chức trong đó có giáo viên là bắt buộc. Không cần chứng chỉ nhưng trình độ thì luôn cần và công chức, viên chức phải đáp ứng được theo chuẩn.

Yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với công chức, viên chức là bắt buộc. Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ không có nghĩa không cần học ngoai ngữ (ảnh nguồn internet)

Yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với công chức, viên chức là bắt buộc. Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ không có nghĩa không cần học ngoai ngữ (ảnh nguồn internet)

Xung quanh vấn đề này, tiến sĩ luật Đỗ Văn Đương, nguyên Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, cho rằng cần nhìn nhận khách quan, các chứng chỉ ngoại ngữ có chất lượng, đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức nghe, đọc, viết tốt ngoại ngữ là các chứng chỉ dành cho hoạt động thực hành chứ không phải chứng chỉ “chết”.

Với những điều kiện thi công chức, chuyên viên chính hay chuyên viên cao cấp thì phải có điều kiện tiếng Anh, tin học là phù hợp.

Thời gian qua theo dõi nắm bắt thông tin cho thấy không ít trường hợp thi tuyển công chức, các loại hình thi nâng ngạch trượt do không vững ngoại ngữ, tin học, có khi vì học “giả dối”.

Do vậy, theo nguyên Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, đối với những chứng chỉ do các trung tâm cấp thì không thực tế, còn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp các chứng chỉ quốc tế uy tín, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì phù hợp.

Những cơ sở cấp chứng chỉ quốc tế có năng lực, được thẩm định kĩ rồi thì đảm bảo cho phục vụ nâng cao năng lực trình độ, đảm bảo học tập liên tục đến khi đạt trình độ thì không nên bỏ.

Chất lượng của các chứng chỉ quốc tế cũng không ai có thể phủ nhận chất lượng và ứng dụng trong thực tế.

Đây là điều kiện quan trọng để tiến tới hội nhập, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Tới đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ tiếng Anh cần được đổi mới. Ví dụ, tiếng Anh cho lĩnh vực tài chính, kế toán tập trung các từ vựng cho lĩnh vực tài chính kế toán và các giao dịch về tài chính, kế toán và liên quan.

Còn tiếng Anh cho người hoạt động pháp luật thì cần được học về pháp luật về: Dân sự, hình sự, tư pháp...

Đặc biệt, coi trọng tiếng Anh chuyên ngành gắn với các nghề nghiệp, vị trí việc làm của công chức, viên chức để giúp đối tượng này nâng cao trình độ, nghiệp vụ, phục vụ tốt cho công việc.

Theo một chuyên gia giáo dục nhìn nhận, phải khẳng định vững chắc rằng, chủ trương hội nhập quốc tế là một trong những chiến lược cơ bản, lâu dài mà Đảng và Nhà nước đã xác định để Việt Nam trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại.

Trong đó, giáo dục giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là quốc sách hàng đầu, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Thực tế, sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030”, các Bộ, ngành, địa phương liên quan cũng đã có văn bản triển khai Đề án, bước đầu đã có một số Bộ, ngành triển khai hiệu quả.

 Đây là quyết sách đúng đắn, một quyết tâm chính trị có tầm nhìn xa và có cơ sở thực tiễn vững chắc.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua, do chưa hoàn thiện hành lang pháp lý về khung đánh giá chuẩn, bên cạnh đó có nhiều vấn đề trong triển khai, dẫn đến tình trạng một số trường, một số đơn vị tổ chức việc đánh giá, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nặng về hình thức, không thực sự coi trọng chất lượng đào tạo, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đào tạo ngoại ngữ. Điều này gây nên bức xúc trong xã hội.

Song cần phân biệt cho đúng rằng, đây là bất cấp cập trong đánh giá, kiểm định chất lượng của việc cấp chứng chỉ, chứ không phải bất cập trong chính sách.

Và không phải từ bất cập đó mà bỏ chứng chỉ, vì chứng chỉ là tất yếu phải có cho một quá trình kiểm định, đánh giá.

Nếu vì bất cập trong đánh giá, kiểm định mà bỏ chứng chỉ thì không lô gic. Giống như, lỗi ở vận hành chiếc đồng hồ mà bỏ luôn chiếc đồng hồ thì lãng phí và không có gì để đo thời gian.

Theo các chuyên gia, quan điểm đúng đắn trong mọi sự việc là sai đâu, sửa đó. Sai ở khâu kiểm định, đánh giá thì chỉnh sửa quyết liệt vào hệ thống cơ quan làm chuyên môn kiểm định, đánh giá và quy trình kiểm định, đánh giá để cấp chứng chỉ cho đúng chất lượng.

Cần chọn lựa các đơn vị kiểm định, đánh giá năng lực ngoại ngữ đảm bảo trung thực, khách quan, theo chuẩn Quốc tế và chứng chỉ do các cơ sở đó cấp được áp dụng rộng rãi, được công nhận phù hợp với chuẩn tương đương các nước trong khu vực và thậm chí là trên thế giới.

Trinh Phúc

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục