(CLO) Triển lãm “Từ tính tứ linh” của hoạ sĩ Nguyễn Thanh Vũ đang diễn ra tại Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Sự kiện nhằm giới thiệu tới người dân và du khách các linh thú trong văn hóa lịch sử Việt Nam, tập trung ở 4 triều đại tiêu biểu: Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn.
Từ tính là đại diện cho nét khoan hòa, dung dị, kín đáo và gần gũi với con người nhờ tín ngưỡng thờ tổ tiên, dung hòa giữa Phật giáo và Nho giáo.
Theo đuổi trường phái Hậu ấn tượng, họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ mong muốn truyền tải được sự mạnh mẽ giàu sức sống, nhiệt huyết cũng như tươi trẻ, bình yên thông qua các tác phẩm của mình. Với niềm đam mê lớn với văn hóa lịch sử nước nhà, tiếp nối bộ sưu tập “Kỳ ẩn Việt Nam”, bộ sưu tập “Từ tính tứ linh” lần này sẽ giới thiệu về các hình tượng linh thú trong văn hóa người Việt xưa (thời Lý) đến nay.
Nói về quá trình thực hiện tác phẩm, họa sĩ Nguyễn Anh Vũ cho biết, anh gặp khá nhiều hạn chế về tư liệu. “Di sản triều Nguyễn còn nhiều, nhưng những công trình từ thời Lê, Lý, Trần thì lại bị tàn phá đáng kể” – Vũ cho biết thêm.
Trong quá trình thực hiện, Nguyễn Anh Vũ đã đi nhiều nơi trong nước để trải nghiệm không gian, hiện vật như Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long… Thậm chí, anh còn ra nước ngoài như Campuchia và Thái Lan để học về nghệ thuật của người Chăm, hiểu được sự khác biệt giữa nghệ thuật Chăm ở Việt Nam với các nước láng giềng.
“Tại từng nơi đến, tôi cảm nhận được bối cảnh, không gian, thời gian ở đó. Qua đó điều để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất là những vết hằn của thời gian, môi trường lên bức tượng linh thú… Đó cũng chính là cảm xúc để tôi thực hiện bộ sưu tập này”, hoạ sĩ Nguyễn Anh Vũ chia sẻ.
Trao đổi với báo chí, ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đánh giá cao sự tâm huyết và dành tình yêu cho lịch sử, văn hoá truyền thống của họa sĩ trẻ.
“Nguyễn Anh Vũ đã đi mọi miền của Tổ quốc, nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa. Triển lãm là kết quả dựa trên lao động nghệ thuật nghiêm túc của tác giả. Điều này cũng thể hiện cách nhìn của họa sĩ trẻ về lịch sử, văn hóa, qua đó tạo nên các tác phẩm sáng tạo, giúp giới trẻ dễ dàng tiếp cận với di sản” – ông Lê Xuân Kiêu cho hay.
(CLO) Bão Yagi (bão số 3) qua đi, người dân làng gốm sứ truyền thống Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) lại bắt tay vào công đoạn dọn rửa những bình gốm, những đồ vật mang giá trị hàng chục, hàng trăm triệu đồng bị bão lũ cuốn trôi, đổ vỡ… gây thiệt hại lớn về kinh tế.
(CLO) Người chuyển khoản 10.000 với nội dung "Tập thể anh em Rạp Xiếc Trung ương ủng hộ" là sinh viên năm thứ 4 của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
(CLO) Trước quyết định gây tranh cãi của Ga Đà Lạt khi đột ngột tăng giá vé vào cổng từ 5.000 đồng lên 50.000 đồng, gấp 10 lần so với trước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Lâm Đồng đã lên tiếng về việc này.
(CLO) TP HCM giảm quy mô, tần suất các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hoá để thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với những đau thương, mất mát, khó khăn của đồng bào các tỉnh miền Bắc.