Hội nghị Thượng đỉnh G7-2022: Thảo luận những vấn đề cấp bách nhất của thế giới

Chủ nhật, 26/06/2022 10:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay (26/6), các lãnh đạo từ 7 trong số các quốc gia giàu có nhất thế giới sẽ gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2022 trên dãy núi Bavarian Alps của Đức để thảo luận về các vấn đề cấp bách nhất của thế giới.

Giống nhiều hội nghị quan trọng hàng đầu thế giới gần đây, chương trình nghị sự cho sự kiện diễn ra từ ngày 26 đến 28/6 này sẽ bao gồm cuộc xung đột Nga - Ukraine, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, công bằng vắc xin và tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người giữ vị trí chủ tịch G7 năm nay, trước đó đã phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Các giải pháp toàn cầu ở Berlin vào tháng 3 rằng cuộc chiến ở Ukraine “không được khiến chúng ta, với tư cách là G7, lơ là trách nhiệm của mình đối với những thách thức toàn cầu khác, như khủng hoảng khí hậu hoặc đại dịch".

Tổng thống Mỹ Joe Biden được Thủ hiến bang Bavaria Markus Soeder chào đón tại sân bay Franz-Josef-Strauss ở Munich vào ngày 25/6/2022 trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G7. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden được Thủ hiến bang Bavaria Markus Soeder chào đón tại sân bay Franz-Josef-Strauss ở Munich vào ngày 25/6/2022 trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G7. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang giữ vị trí Chủ tịch G7. Ảnh: DPA

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang giữ vị trí Chủ tịch G7. Ảnh: DPA

Hội nghị Thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra tại lâu đài Elmau từ ngày 26 đến 28/6. Ảnh: DW

Hội nghị Thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra tại lâu đài Elmau từ ngày 26 đến 28/6. Ảnh: DW

G7 là gì?

Nhóm G7 bao gồm 7 trong số các quốc gia giàu nhất thế giới, nhóm họp hàng năm để thảo luận về các mối quan tâm về an ninh, kinh tế và khí hậu toàn cầu. Năm nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Mario Draghi, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự. Theo thông lệ, Chủ tịch Liên minh châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng góp mặt.

Nước giữ vị trí chủ tịch G7 có thể mời các quốc gia khác. Năm nay, các nhà lãnh đạo của Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Senegal và Nam Phi theo chương trình cũng sẽ tham dự hội nghị quan trọng ở nước Đức này.

Mặc dù Nga gia nhập nhóm này vào năm 1998 - qua đó tên nhóm được đổi thành G8 - song quốc gia đang xung đột với Ukraine đã bị loại trừ từ năm 2014 sau khi sáp nhập bán đảo Crimea.

Nhóm G7, như cái tên ngày nay, được thành lập sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, dẫn đến suy thoái sâu sắc và lạm phát gia tăng. Pháp, Ý, Nhật Bản, Anh, Mỹ và Tây Đức ban đầu thành lập Nhóm G6 vào năm 1975 để thảo luận về các mối quan tâm kinh tế tiếp theo. Sau đó, Canada gia nhập vào năm 1976 để trở thành thành viên thứ 7 của khối.

Có gì trong chương trình làm việc?

Bất chấp những bình luận của ông Scholz rằng cuộc chiến ở Ukraine không được khiến các nhà lãnh đạo G7 bỏ bê các ưu tiên toàn cầu khác, thì theo các nhà quan sát vấn đề này được cho là vẫn sẽ chi phối hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày.

Trọng tâm chính có thể sẽ là đối phó với những cú sốc kinh tế sau cuộc tấn công Ukraine của Nga và các lệnh trừng phạt sau đó từ phương Tây - những lĩnh vực mà các chuyên gia tin rằng việc tìm ra một cách tiếp cận thống nhất sẽ là một nhiệm vụ dễ dàng hơn.

Tác động của cuộc chiến đối với việc phân phối lương thực đã rất nghiêm trọng. Ukraine là một trong những nhà cung cấp ngũ cốc và dầu thực vật chính của thế giới. Cuộc xung đột đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất thường xuyên và góp phần làm giá lương thực thế giới tăng kỷ lục.

Nhóm G7 đã kêu gọi tất cả các quốc gia “giữ cho thị trường nông sản và thực phẩm của họ rộng mở” và các vấn đề về sản xuất, phân phối và cung cấp lương thực, cũng như viện trợ cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề, là những điểm sẽ được thảo luận.

G7 cũng nhắc lại trước hội nghị thượng đỉnh sự cần thiết phải làm việc để đạt được mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới là tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vắc xin COVID-19 vào giữa năm 2022. Nhưng làm như vậy, sẽ "đòi hỏi sự tăng tốc đáng kể" của chiến dịch tiêm chủng toàn cầu - theo một tuyên bố trên trang web chính thức của G7.

Các nước G7 đã hỗ trợ Ukraine như thế nào?

Tháng trước, các quốc gia G7 đã đồng ý cung cấp thêm 19,8 tỷ USD viện trợ kinh tế cho Ukraine. Họ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhắm vào một số ngân hàng lớn nhất, doanh nghiệp nhà nước lớn của nước này, cũng như giới tinh hoa và các thành viên cấp cao. G7 cũng đã cam kết làm việc theo hướng loại bỏ hoặc cấm dầu của Nga.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine và tác động của nó sẽ là chương trình nghị sự hàng đầu của Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2022. Ảnh: Reuters

Cuộc xung đột Nga - Ukraine và tác động của nó sẽ là chương trình nghị sự hàng đầu của Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2022. Ảnh: Reuters

Ngay hồi tuần trước, Mỹ đã thông báo rằng họ sẽ gửi thêm 1 tỷ USD viện trợ quân sự. Nước này đã cam kết hỗ trợ an ninh 4,6 tỷ USD kể từ khi Nga tấn công vào ngày 24 tháng 2. Pháp đã hứa rằng sẽ gửi cho Ukraine 6 hệ thống pháo tự hành. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức tuyên bố, sẽ có 3 bệ phóng tên lửa để Ukraine sử dụng vào tháng 7 hoặc tháng 8.

Trong khi đó, Canada thông báo vào ngày 15/6 rằng họ sẽ cung cấp viện trợ quân sự bổ sung trị giá ít nhất 9 triệu USD cho Ukraine. Kể từ khi xung đột nổ ra, Canada đã hỗ trợ quân sự 274 triệu USD cho Ukraine. Bởi vậy, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy phương Tây quyết tâm tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ý Mario Draghi đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Kiev và khẳng định ủng hộ nỗ lực của nước này trong việc gia nhập EU. Khối này đã chính thức cấp tư cách ứng viên cho Ukraine vào thứ Năm vừa rồi. Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đã đến Kiev vào cuối tuần trước trong chuyến thăm thứ hai tới quốc gia này kể từ khi xung đột với Nga diễn ra.

Hoàng Hải (theo AP, Reuters, Time)

Bình Luận

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h