Hội nghị văn hóa Hà Tĩnh: Khơi dậy truyền thống văn hóa, cách mạng của quê hương

Thứ năm, 19/05/2022 14:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cả hệ thống chính trị toàn tỉnh phải thể hiện quyết tâm cao, đề ra các cơ chế, chính sách cụ thể để khơi dậy truyền thống văn hóa, cách mạng của quê hương; khơi dậy ý chí, khát vọng của mỗi người dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng tại Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2022, diễn ra vào sáng ngày 19/5. Hội nghị được kết nối từ điểm cầu UBND tỉnh đến 347 điểm cầu cấp huyện, cấp xã và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc với sự tham gia của hơn 15.000 đại biểu.

hoi nghi van hoa ha tinh khoi day truyen thong van hoa cach mang cua que huong hinh 1

Toàn cảnh hội nghị Văn hóa toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2022. Ảnh BHT

Văn hóa là nền tảng, động lực tạo diện mạo, sắc thái riêng của người Hà Tĩnh

Người Hà Tĩnh yêu quê hương, đất nước, kiên cường, dũng cảm chống giặc ngoại xâm, khắc phục, chế ngự thiên nhiên; hiếu học; chịu thương, chịu khó, sống cương trực, chân tình. Luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, kết nối vì cộng đồng. Nhờ bản tính cố kết nên người Hà Tĩnh dù đi đâu, ở đâu cũng tìm đến nhau, kết nối đồng hương để cùng nhau hướng về quê hương.

Hà Tĩnh hết sức tự hào về một vùng quê với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đồ sộ, đặc sắc; trên 1.800 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 529 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 86 di tích cấp quốc gia và 2 di tích quốc gia đặc biệt với đủ các loại hình.

Núi Hồng - Sông La là một trong 21 danh thắng của nước Nam xưa; Công trình Đại thủy nông Kẻ Gỗ được nhiều người biết đến; Vườn quốc gia Vũ Quang có loài thú quý hiếm Sao La; Thác Vũ Môn; Đèo Ngang; các bãi biển Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải - Quỳnh Viên, Thiên Cầm, Kỳ Ninh… là những địa danh hấp dẫn làm mê đắm lòng người.

Hà Tĩnh có 45 làng nghề và nghề truyền thống, nổi tiếng như: Mộc Thái Yên, Rèn Trung Lương, Nón Phù Việt, Gốm Cẩm Trang...và trên 70 lễ hội. Các làn điệu dân ca độc đáo như: ví phường vải, ví đò đưa, ca trù, hò Chèo cạn Cẩm Nhượng, hát sắc bùa Kỳ Anh... là những sản phẩm văn hóa hết sức có giá trị.

Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du được công nhận là danh nhân văn hóa Thế giới, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp; Mộc bản Trường học Phúc Giang và sách Hoàng hoa sứ trình đồ là di sản tư liệu Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Thời phong kiến, Hà Tĩnh là một trong 10 tỉnh có số người đậu Đại khoa nhiều nhất Việt Nam, với 148 vị. Là tỉnh có nhiều danh nhân nổi tiếng như danh tướng thời Hậu Trần Đặng Dung; thời Tây Sơn, Ngô Văn Sở. Là quê hương của danh nhân Nguyễn Công Trứ; lãnh tụ phong trào Cần Vương Phan Đình Phùng.

Quê hương của Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập; Đoàn viên Thanh niên Cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng; quê hương của nhiều Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư như: Giáo sư Nguyễn Đức Bình, Giáo sư Lê Xuân Tùng, Giáo sư Nguyễn Đình Tứ, Thượng tướng Lê Minh Hương.

Hà Tĩnh có Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam đầu tiên, Luật sư Phan Anh; Người đầu tiên tổ chức mở xưởng đúc vũ khí theo kiểu châu Âu: Danh tướng Cao Thắng; Bác sĩ thú y đầu tiên Phạm Văn Huyến; Thạc sĩ Toán học đầu tiên, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn; Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam đầu tiên, Giáo sư Lê Văn Thiêm; Nữ Giáo sư, Tiến sĩ Toán học đầu tiên: Hoàng Xuân Sính; Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam đầu tiên, Giáo sư Phan Đình Diệu; Nhà Vật lý hạt nhân đầu tiên, Giáo sư Nguyễn Đình Tứ. Người tiên phong nghiên cứu Bảo vệ môi trường: Giáo sư Võ Quý.

Danh họa Nguyễn Phan Chánh là Người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam; 3 trong 4 “tứ trụ” của nền sử học Việt Nam đương đại là Giáo sư Phan Huy Lê, Giáo sư Hà Văn Tấn, Giáo sư Đinh Xuân Lâm. Nữ Tiến sĩ Luật học đầu tiên, Bà Ngô Bá Thành; Tác giả một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, Nhà văn Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm; Các nhà thơ mới Xuân Diệu - Huy Cận; Nhà Địa lý phong thủy nổi tiếng nhất thời phong kiến: Tả Ao.

Nhìn lại hơn 30 năm tái lập tỉnh (1991-2022), nhất là kể từ khi Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành các Nghị quyết về xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới, lĩnh vực văn hóa Hà Tĩnh đạt được nhiều dấu ấn, cụ thể:

Chỉ số phát triển con người như tuổi thọ, cơ cấu dân số, nguồn lực con người, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được thay đổi với chiều hướng tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao. (bằng nguồn lực xã hội hóa và ngân sách nhà nước đến nay 100% xã, phường, thị trấn đã phủ sóng điện thoại và internet; gần đây nhất, vùng Kẻ Gỗ, Hồ Ngàn Trươi, Đồn Biên phòng Hương Quang là những “vùng lõm” hiện đang được các đơn vị Viễn thông lắp đặt hệ thống trạm thu phát; từ nay nếu học trực tuyến học sinh xã Đức Lạng, Đức Thọ không phải lên núi học nữa. Cơ bản các đối tượng chính sách, hộ khó khăn được quan tâm về nhà ở, tạo điều kiện về học tập, công tác. Hằng năm, bằng nguồn lực xã hội hóa, chúng ta đã xây dựng được hàng ngàn ngôi nhà kiên cố cho người dân.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị, di sản văn hóa, nhất là các di sản được UNESCO vinh danh luôn được quan tâm. Các hoạt động sáng tạo nghệ thuật có nhiều chuyển biến. Lĩnh vực văn học, nghệ thuật của tỉnh nhà đã có nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật, đạt giải cao ở cấp quốc gia. Hà Tĩnh vinh dự có 2 tác giả đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật là Nhà văn Đức Ban và Cố tác giả Phan Lương Hảo.

Hệ thống thư viện có bước phát triển tốt. Bên cạnh thư viện công, toàn tỉnh có 20 thư viện tư nhân với hàng chục nghìn đầu sách phục vụ bạn đọc. Thư viện cộng đồng thị xã Kỳ Anh được xếp vào tốp dẫn đầu các thư viện cộng đồng cả nước. Công tác giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế với nhiều cách làm sáng tạo. Qua đó đã kết nối được con em Hà Tĩnh hướng về quê hương; Hà Tĩnh đã dành được tình cảm và sự yêu mến đặc biệt của Nhân dân cả nước.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được đẩy mạnh. Hoạt động từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái, chung tay phòng, chống dịch Covid-19, khuyến học, khuyến tài… mang lại hiệu quả thiết thực. Văn hóa công sở được chú trọng. Phần lớn các địa phương, cơ quan, đơn vị đã đề ra các chuẩn mực, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến. Các hủ tục, thói quen lạc hậu dần được loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng.

Thẳng thắn nhìn nhận hạn chế, báo cáo nêu rõ: quan điểm xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được triển khai mạnh mẽ, chưa thật sự thấm sâu trong các tầng lớp xã hội; phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chưa toàn diện; tiềm năng văn hóa ở một số địa phương, đơn vị chưa được khai thác, phát huy; lĩnh vực văn học, nghệ thuật phát triển chưa tương xứng với truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh và yêu cầu phát triển của tỉnh; công tác tuyên truyền, vận động xây dựng văn hóa, con người Hà Tĩnh chưa thường xuyên, liên tục; môi trường văn hóa vẫn chưa thực sự văn minh, lành mạnh...

Nhiệm vụ trọng tâm về văn hóa để Hà Tĩnh tiếp tục được tỏa sáng

hoi nghi van hoa ha tinh khoi day truyen thong van hoa cach mang cua que huong hinh 2

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2022. Ảnh BHT

Sau khi nghe các tham luận và ý kiến của các đại biểu dự Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng phát biểu chỉ đạo và nhấn mạnh: Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tiếp tục triển khai các nội dung Hội nghị Văn hóa toàn quốc và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa.

Phân tích những hạn chế trên lĩnh vực văn hóa và  thời cơ, thách thức trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, cả hệ thống chính trị phải thể hiện quyết tâm cao, đề ra các cơ chế, chính sách cụ thể để khơi dậy truyền thống văn hóa, cách mạng của quê hương; khơi dậy ý chí, khát vọng của mỗi người dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phải xác định, chỉ đạo phát triển lĩnh vực văn hóa là trách nhiệm thường xuyên của hệ thống chính trị, nhất của những người đứng đầu.

Các địa phương, đơn vị phải hết sức chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đồng bộ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Tiếp tục xây dựng, phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cần làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Khai thác, sử dụng hiệu quả công năng các nhà văn hóa cộng đồng - ngôi nhà trí tuệ; chú trọng tới các thiết chế văn hóa, tạo môi trường cho công dân có nơi sinh hoạt, hưởng thụ lành mạnh.Thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ.

Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa, con người. Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ dân gian, các lễ hội. Nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí, truyền thông, đáp ứng yêu cầu chuyển tải các giá trị văn hóa đến công chúng. Chú trọng hiện đại hóa mạng lưới phát thanh, truyền hình, báo chí, Internet… gắn với tăng cường công tác quản lý nhà nước. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa Hà Tĩnh đến với bạn bè trong và ngoài tỉnh.

Trần Phong

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Sáng 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đã đi thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn TP Sầm Sơn.

Đời sống
Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CLO) Đội 22, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an Quận Bắc Từ Liêm vừa ngăn chặn gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông ra thị trường.

Đời sống
Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

(CLO) Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy xi măng (Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái), sáng 23/4, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân có người thiệt mạng tại huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Đời sống
Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

(CLO) Một cháu gái 13 tuổi, người dân tộc Thái, quê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên có quen một người phụ nữ qua mạng xã hội Facebook, rồi cháu bị dụ dỗ, lôi kéo và bị lừa bán sang Myanmar. Sau đó, chúng bắt ép cháu phải làm lao động vất vả….

Đời sống
Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định xử phạt hành chính hơn 200 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tân Hồng Phúc do khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.

Đời sống