Hôm nay, NASA sẽ phóng lại tên lửa mặt trăng trong sứ mệnh Artemis

Thứ bảy, 03/09/2022 09:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) NASA sẽ phóng lại tên lửa lên mặt trăng vào thứ Bảy (3/9) tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ), sau khi sửa lỗi rò rỉ nhiên liệu và khắc phục một cảm biến động cơ bị hỏng - nguyên nhân khiến vụ phóng hôm thứ Hai vừa rồi bị hoãn lại.

NASA cho biết, họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho vụ phóng vào chiều thứ Bảy của tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) cao 32 tầng và tàu vũ trụ con thoi Orion. Đây là vụ phóng đầu tiên và mang tính thử nghiệm trong sứ mệnh Artemis nhằm đưa con người lần đầu trở lại mặt trăng kể từ năm 1972.

hom nay nasa se phong lai ten lua mat trang trong su menh artemis hinh 1

Hình ảnh tên lửa SLS trước thời điểm phóng lại vào thứ Bảy (3/9). Ảnh: Reuters

hom nay nasa se phong lai ten lua mat trang trong su menh artemis hinh 2

Sứ mệnh Artemis I đã gặp rất nhiều trục trặc, thậm chí từng bị sét đánh trúng trước thời điểm của đợt phóng đầu tiên. Ảnh: AP

hom nay nasa se phong lai ten lua mat trang trong su menh artemis hinh 3

Kể từ năm 1972, con người vẫn chưa thể trở lại mặt trăng. Ảnh: NASA

Các cuộc kiểm tra được tiến hành vào tối thứ Năm cho thấy các kỹ thuật viên dường như đã sửa một đường dây nhiên liệu bị rò rỉ, nguyên nhân khiến NASA quyết định dừng hoạt động phóng ban đầu vào thứ Hai. Jeremy Parsons, phó giám đốc chương trình tại trung tâm vũ trụ, nói với các phóng viên như vậy vào hôm thứ Sáu.

Hai vấn đề quan trọng khác của tên lửa - cảm biến nhiệt độ động cơ bị lỗi và một số vết nứt trên lớp bọt cách nhiệt - phần lớn cũng đã được giải quyết, theo giám đốc sứ mệnh của Artemis Mike Sarafin cho biết vào tối thứ Năm.

Melody Lovin, sĩ quan thời tiết của Lực lượng Không gian Mỹ ở Cape Canaveral, nói rằng các dự báo cho thấy 70% điều kiện thời tiết sẽ diễn ra thuận lợi trong thời gian của vụ phóng vào thứ Bảy: sẽ kéo dài hai giờ vào lúc 14h17 giờ EDT (01h17 rạng sáng Chủ nhật theo giờ Việt Nam).

Thời gian dự phòng cho lần phóng tiếp theo sẽ là vào thứ Hai. Lovin nói: “Thời tiết vẫn có vẻ khá tốt cho lần phóng vào thứ Bảy. Tôi không cho rằng thời tiết sẽ là yếu tố cản trở chương trình".

Nhiệm vụ lần này, được đặt tên là Artemis I, đánh dấu chuyến đi đầu tiên của tên lửa SLS và tàu con thoi Orion, được chế tạo theo hợp đồng của NASA với lần lượt Boeing và Lockheed Martin.

SLS được thiết lập để đưa tàu con thoi Orion (không có phi hành gia) đến quỹ đạo xung quanh mặt trăng và quay trở lại trong chuyến bay thử nghiệm không kéo dài 37 ngày. Đây là bước thử nghiệm cho sứ mệnh Artemis II (có phi hành gia) vào năm 2024.

Nếu hai sứ mệnh Artemis I và II thành công, NASA sẽ triển khai sứ mệnh Artemis III để đưa các phi hành gia đáp xuống mặt trăng, bao gồm cả người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên bề mặt mặt trăng, vào năm 2025.

Như đã biết, tổng cộng đã có 12 phi hành gia đặt chân đến mặt trăng trong 6 chuyến bay của sứ mệnh Apollo từ năm 1969 đến năm 1972. Cho đến nay đây vẫn là sứ mệnh vũ trụ duy nhất đưa được con người lên bề mặt mặt trăng.

SLS và Orion đã được phát triển trong hơn một thập kỷ qua, với nhiều năm trì hoãn và chi phí tăng cao đã lên tới ít nhất 37 tỷ USD vào năm ngoái. Nhưng theo NASA, chương trình Artemis cũng đã tạo ra hàng chục nghìn việc làm và hàng tỷ đô la thương mại cho ngành hàng không vũ trụ.

Hoàng Anh (theo NASA, Reuters, AP)

Bình Luận

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h