(NB&CL) “Chiến tranh thật tồi tệ. Nó như vết hằn chứa đựng nhiều cảm xúc nặng nề mà tôi cố gắng quên đi” - cảm xúc ấy của ông Peter Mathews có lẽ cũng là của không ít những cựu binh Mỹ từng tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam cách đây gần nửa thế kỷ.
Với họ, điều đáng làm nhất giờ đây là làm thế nào có thể vơi bớt đi những nỗi đau, mất mát, hàn gắn lại những vết thương chưa lành của chiến tranh, để hướng tới những điều tốt đẹp nhất giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Mỹ.
Nhẹ lòng, khi trở lại
“Tôi nhẹ lòng, hạnh phúc vì thấy người Việt Nam đang được sống trong hòa bình. Đất nước các bạn, so với thời chiến tranh, thực sự mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng”, Peter Mathews - người cựu binh Mỹ, từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, nay đã ngoài 70 tuổi, đã chia sẻ trong rơm rớm nước mắt như thế ngay sau khi tới Việt Nam, đặt chân tới TP.HCM tháng 2/2023 lần đầu tiên sau gần nửa thế kỷ chiến tranh kết thúc.
Nhẹ lòng, còn bởi sự thân thiện mà người dân Việt Nam dành cho ông khi ông trở lại nơi 60 năm trước ông từng tới tham chiến. Hơn nửa thế kỷ trước, khi trở về từ cuộc chiến, Peter Mathews cho biết ông từng phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý suốt một thời gian dài, từng phải uống rượu để cố quên đi những ký ức không mấy tốt đẹp của chiến tranh.
Cựu binh Mỹ Peter Mathews đến trực tiếp tại xã Kỳ Xuân trao cuốn kỷ vật cho thân nhân liệt sỹ Cao Văn Tuất.
Và nhẹ lòng nhất, với Peter Mathews còn là bởi chuyến đi này giúp ông trả lại cuốn nhật ký mà ông đã giữ bên mình suốt 56 năm. Peter Mathews cho biết ông đã tìm thấy một cuốn sổ tay nhỏ trong một chiếc ba-lô của chiến sĩ bộ đội Việt Nam khi tham gia chiến dịch ở Đắc Tô, Kon Tum năm 1967. Thông tin này sau đó được truyền thông Việt Nam và các trang mạng xã hội dẫn nguồn chia sẻ với hy vọng kỷ vật về lại cố nhân.
Điều may mắn là trong cuốn nhật ký có ghi khá đầy đủ những thông tin. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành xác minh thông tin và sau đó đã xác nhận được cuốn sổ là của liệt sĩ Cao Văn Tuất ở thôn Cao Thắng (xã Kỳ Xuân, H. Kỳ Anh). Nhờ vậy, tháng 2/2023, người cựu binh Mỹ có cơ hội trở lại Việt Nam.
“Tôi từng cảm thấy dằn vặt vì đã giữ cuốn nhật ký trong thời gian lâu như vậy. Tôi hiểu điều đó không công bằng với cha mẹ và gia đình liệt sĩ Cao Văn Tuất - những người luôn muốn nhận lại kỷ vật từ người thân của mình” - Peter Mathews giãi bày.
Đưa cuốn nhật ký trở lại được với những người thân của chủ nhân, Peter Mathews chia sẻ với báo chí Việt Nam rằng: “Một phần trong tôi cảm thấy nhẹ nhõm”. Và rằng, “sau chuyến đi này, tôi nghĩ mình đã có thể trở về nhà, đóng cánh cửa, khép lại quá khứ và bắt đầu nói về những điều tốt đẹp ở đất nước này, thay vì chiến tranh”.
Mong muốn hợp tác, giúp đỡ người dân Việt Nam nhiều hơn
Đó là tâm niệm mà cựu binh người Mỹ John Terzano đã nhiều lần chia sẻ khi trở lại đất nước hình chữ S. Với báo giới Việt Nam, John Terzano từ lâu đã là cái tên quen thuộc bởi cựu chiến binh hải quân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam từ 1970 đến 1974 này là một trong những cựu binh Mỹ đi đầu trong nỗ lực vận động để bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ cách đây mấy thập kỷ.
Ông John Terzano trò chuyện với Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga.
John Terzano cùng với John Kerry và Bobby Muller còn là những thành viên tích cực của tổ chức “Cựu binh Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam” (Vietnam Veterans agains the War (VVAW), đồng sáng lập tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam” (VVA-1978) và Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF-năm 1982). “Người bạn thân thiết Bobby Muller và tôi đã làm việc hết mình ở thành phố Washington DC, yêu cầu Chính phủ Mỹ phải có chính sách, sự hỗ trợ đối với các cựu binh, đồng đội cũ của chúng tôi cũng như với những người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam” - John Terzano kể lại.
Mới đây, hồi tháng 1/2023, John Terzano đã là một thành viên trong đoàn gồm 26 đại biểu quốc tế đến từ 15 quốc gia, những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tới Việt Nam nhân dịp tham gia các hoạt động kỷ niệm 50 năm ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Với John Terzano, với Việt Nam, đó không chỉ là sự “tử tế, tốt bụng và sự mở lòng” mà ông từng cảm nhận rất rõ khi tới mảnh đất này mà còn là sự khâm phục về bản lĩnh, khí phách. Ông John Terzano chia sẻ, ông cùng các cựu binh Mỹ đã nhận ra cuộc chiến tranh năm xưa đã không thể làm tổn hại đến trái tim và khối óc của người Việt Nam. Đất nước Việt Nam vẫn tiếp tục tiến lên với năng lực và khả năng tự có. Và sau chuyến thăm tới đất nước hình chữ S, những cựu binh như ông trở về với tâm thế mong muốn hợp tác, giúp đỡ người dân Việt Nam nhiều hơn.
Chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh
“Vụ thảm sát ở Sơn Mỹ là một tội ác. Tôi tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam là một sai lầm, một tội ác và tội ác ấy đã góp phần gây ra nhiều đau khổ, tang thương và chết chóc cho nhân dân Việt Nam. Trở về Mỹ và nghĩ về những gì mình đã làm, tôi không thể nào xóa được ký ức. Điều quan trọng là tôi hướng đến tương lai, hòa bình để chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam”, đó là trải lòng trong nghẹn ngào xúc động của Mike Boehm - cựu binh Mỹ từng tham chiến tại chiến trường Việt Nam.
Năm 1969 sau khi trở về Mỹ, tâm trí của Roy Mike Boehm vẫn luôn ám ảnh về sự tàn khốc của chiến tranh, đặc biệt là vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cho dù ông không tham gia.
Suốt 30 năm qua, cựu binh Mỹ Mike Boehm và những người bạn của ông đã lặn lội đến các vùng quê xa xôi của Quảng Ngãi giúp phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng bởi sự day dứt ám ảnh ấy, suốt 30 năm qua, Mike Boehm đã là người gắn bó, đồng hành và giúp đỡ phụ nữ Sơn Mỹ và tỉnh Quảng Ngãi, thân thuộc tới mức người dân nơi đây gọi ông là “Ông Mai phụ nữ”. 30 năm qua, ông cùng Tổ chức Madison Quakers, Inc đã phối hợp Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế, an sinh xã hội hướng về phụ nữ, trẻ em nghèo trong tỉnh.
Các hoạt động như vay vốn ưu đãi, xây mái ấm tình thương, tặng xe đạp, học bổng, nước sạch với tổng kinh phí hơn 3,8 tỷ đồng. Qua đó, nhiều gia đình thoát nghèo, ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế. “Hy vọng những việc làm nhỏ bé của tôi góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh ở Việt Nam” - cựu chiến binh Mỹ bộc bạch.
Đặc biệt là từ năm 1992, lần đầu tiên trở lại Sơn Mỹ và đều đặn mỗi năm sau đó ông đều có mặt tại Lễ tưởng niệm ngày 504 đồng bào Sơn Mỹ bị thảm sát. Năm nào cũng vậy, người cựu binh Mỹ này thường áo dài, đội khăn đóng truyền thống của Việt Nam, đến Sơn Mỹ để kéo một khúc vĩ cầm tưởng nhớ những nạn nhân của vụ thảm sát, bản nhạc có tên “Ashokan Farewell” (Vĩnh biệt Ashokan).
“Mỗi lần khi đến đây, tôi thấy rất buồn nên tôi thường kéo vĩ cầm để tưởng nhớ quá khứ và mong muốn điều tốt đẹp ở tương lai” - ông Mike Boehm chia sẻ. Quan niệm “trở lại Việt Nam như được về nhà”, với tiếng vĩ cầm, với những nỗ lực chia sẻ của mình, điều mong muốn lớn nhất của người cựu binh là hàn gắn phần nào vết thương chiến tranh mà đất nước ông đã gây ra cho Việt Nam; đồng thời gửi gắm thông điệp kêu gọi mọi người trên thế giới hãy sống nhân ái, hòa bình.“Tất cả quá khứ đều liên kết với tương lai nhưng chúng ta tốt nhất nên để quá khứ sang một bên và cùng nhau hướng tới tương lai. Tôi nhận thấy người Việt Nam mạnh mẽ hơn tôi nghĩ nhiều” - ông Mike Boehm nói.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội giao Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông phối hợp với các đơn vị triển khai những giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc trên địa bàn.
(CLO) Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ cao tốc số 7 vừa xử phạt 10 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe (GPLX) đối với tài xế xe khách chuyển làn không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.
(CLO) Chiếc xe ô tô 4 chỗ do anh T. điều khiển đang lưu thông trên tuyến Quốc lộ 14 (đoạn qua địa bàn Gia Lai) thì bất ngờ lao lên lề đường tông vào biển báo giao thông và cây xanh. Vụ tai nạn khiến chiếc xe bẹp dúm, 2 người văng ra khỏi xe.
(CLO) Có nơi nào bạn khao khát “phải tới một lần trước khi chết”, có việc gì bạn cồn cào muốn làm ngay kẻo quá muộn?!. "Khoảng lặng cuối tuần" - một mục của Trạm mời bạn cùng lắng nghe những cuộc trò chuyện đầy cá tính, chạm vào những góc cá nhân sâu lắng của những nhân vật đầy sắc màu. Và hôm nay là Đỗ Doãn Hoàng, nhà báo điều tra hàng đầu Việt Nam. Gã “điên” này cả đời cứ sùng sục lên đường, núi cao rừng thẳm, sa mạc hoang vu, nhiều khi buộc phải vượt qua lằn ranh an toàn của bản thân để đổi lấy một đời đam mê tận hiến với nghiệp riêng - mà mình tự nguyện gồng gánh. Cuộc trò chuyện đã mở ra, mời bạn cùng bước vào...
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 24/3, Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng diện rộng trên 32 độ. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào vài nơi.
(CLO) Trong các ngày từ 22- 23/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khóa bồi dưỡng với chủ đề “Kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho báo điện tử trên thiết bị di động”.
(CLO) Bàn thắng duy nhất của đội trưởng Liu Haofan đã mang về chiến thắng tối thiểu 1-0 cho đội tuyển U22 Trung Quốc trước U22 Hàn Quốc tại giải giao hữu quốc tế CFA Team China 2025, chiều 23/3 (giờ Việt Nam).
(CLO) Ngày 23/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên dự và trao quyết định.
(CLO) Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các tác động từ bên ngoài có thể lớn hơn dự báo, đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng nhiều lĩnh vực kinh tế để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, theo Thủ tướng Lý Cường tuyên bố vào Chủ nhật (23/3).
(CLO) Chương trình "Tuần nghề nghiệp và việc làm 2025" do Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức đã thu hút đông đảo sinh viên đến tham gia. Đây không chỉ là dịp cho các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng, mà còn là cơ hội cho các bạn sinh viên được nghe tư vấn về nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
(CLO) Ngày 23/3, tại Điện Biên, Đoàn kiểm tra số 1911 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm Trưởng Đoàn, đã có buổi làm việc thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
(CLO) Nếu nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn.
(CLO) OpenAI và Meta đã có các cuộc thảo luận riêng biệt với tập đoàn khổng lồ Reliance Industries của Ấn Độ về khả năng hợp tác nhằm mở rộng các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) tại quốc gia này.
(CLO) Tỉnh Kon Tum có đến 5 công trình thủy lợi trọng điểm đều đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Hàng trăm ha cây trồng trên địa bàn đứng trước nguy cơ mất mùa, thậm chí là chết khô do thiếu nước.
(CLO) Trung Quốc cân nhắc hạn chế xuất khẩu xe điện và pin để đối phó mức thuế 20% từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, trong bối cảnh thặng dư thương mại với Mỹ đạt 295 tỷ USD.
(CLO) Ngày 23/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên dự và trao quyết định.
(CLO) Ngày 23/3, tại Điện Biên, Đoàn kiểm tra số 1911 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm Trưởng Đoàn, đã có buổi làm việc thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
(CLO) Chiều 22/3/2025, trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới khảo sát hầm Sơn Triệu, nghe báo cáo về 2 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam là Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
(CLO) Ngày 22/3, đã diễn ra Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1911 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả vụ cháy rừng tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tử vong và các gia đình bị thiệt hại do cháy rừng, không để người dân thiếu đói, đơn côi, khó khăn mà không được quan tâm, hỗ trợ.
(CLO) Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý, cùng với việc sáp nhập xã, phường, bỏ cấp huyện thì có thể nghiên cứu sử dụng các trụ sở cơ quan để phục vụ y tế, giáo dục…
(CLO) Ngày 22/3, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên dự hội nghị và trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ nhiệm bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(CLO) Dự lễ khánh thành đập dâng Phú Phong tại huyện Tây Sơn (chiều 22/3), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định khai thác hiệu quả, bền vững đập và hồ chứa Phú Phong; phát huy tối đa các công năng của công trình; hoàn thành dứt điểm việc thanh quyết toán, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...
(CLO) Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Chúng ta đang bước vào giai đoạn bình minh của kỷ nguyên số, thời kỳ dữ liệu đã trở thành tài nguyên, tư liệu sản xuất quan trọng, trở thành "năng lượng mới", thậm chí là "máu" của nền kinh tế số. Chuyển đổi số, với dữ liệu là trung tâm, đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và phát triển".