Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

Thứ ba, 16/04/2024 14:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 16/4/2024, tại khuôn viên khu di tích lịch sử - văn hóa đền Thánh Nguyễn, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Viễn tổ chức Lễ dâng hương.

Tham dự buổi lễ có bà Phạm Thị Phương Hạnh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình; ông Hoàng Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gia Viễn; bà Lưu Thị Huyền, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy; ông Phạm Văn Tam, Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện, trưởng Ban tổ chức lễ hội;... cùng các cán bộ và nhân dân 2 xã (Gia Tiến, Gia Thắng), du khách thập phương.

huyen gia vien ninh binh to chuc le dang huong tai den thanh nguyen hinh 1

Các lãnh đạo tỉnh, huyện dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn.

Đức Thánh Nguyễn Minh Không tên húy là Nguyễn Chí Thành, tương truyền, Ngài sinh ngày 15/10/1065, quê quán Làng Đàm Xá - Phủ Tràng An - Trấn Sơn Nam, sau thay đổi thành huyện Gia Viên tỉnh Ninh Bình; chia thành 2 làng Điềm Xá và Điềm Giang (nay là hai xã Gia Tiến - Gia Thắng). Sinh thời từ nhỏ, ngài đã nổi tiếng thông minh, học giỏi, tu nghiệp đắc đạo và trở thành thiền Sư tài danh lẫy lừng.

huyen gia vien ninh binh to chuc le dang huong tai den thanh nguyen hinh 2

Các đại biểu đến từ các xã dâng hương.

Ngoài ra, Ngài còn là thầy thuốc giỏi, có nhiều công lớn trong việc chữa bệnh cho vua Lý và chữa bệnh cho Hoàng Thái Tử nhà Tống được nhân dân vinh danh là Thần Y. Ngoài ra, ngài còn có công tìm hiểu kỹ thuật nung, pha chế đồng để phục hưng nghề đúc đồng - Tinh hoa của nền văn minh Đông Sơn – Văn minh Việt cổ. Sử sách sau này thường gọi Ngài là Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, còn dân gian tôn vinh Ngài là Thánh hay Đức Thánh Nguyễn.

Nơi đây là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An xưa (nay thuộc hai xã Gia Tiến và Gia Thắng huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Đền thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không – Quốc sư triều Lý. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa cổ có tên là Viên Quang Tự do chính ngài Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121.Đến Mùa thu, tháng 8 năm 1941, (Niên hiệu Đại Định thứ hai) Quốc sư Nguyễn Minh Không viên tịch, tại núi Tản viên- xã Hàm Lý, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Sau khi Ngài mất, nhân dân Đàm Xá tưởng nhớ công ơn của Ngài, đã xây dựng đền thờ Thánh Nguyễn để thờ Ngài.

Trong sáng nay, tại khu vực Đền Thánh Nguyễn, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo huyện Gia Viễn cũng tham quan các gian hàng phiên chợ làng Điềm.

huyen gia vien ninh binh to chuc le dang huong tai den thanh nguyen hinh 3

Các lãnh đạo huyện tham quan gian hàng thuốc Đông y.

huyen gia vien ninh binh to chuc le dang huong tai den thanh nguyen hinh 4

Các lãnh đạo tham quan gian hàng nón lá,...

Đây là một nội dung quan trọng và ý nghĩa trong chương trình Lễ Hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024 nhằm tiếp tục thắp sáng sự nghiệp thiên tài của người và tưởng nhớ công ơn của Ngài đã có những đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của giá trị văn hóa đặc sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Trung Quyết

Bình Luận

Tin khác

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa