(CLO) Israel đã tăng cường hệ thống phòng không để chuẩn bị cho cuộc trả đũa trên không từ Iran và các đồng minh của nước này. Nhưng liệu họ có đủ sức đánh chặn khi cùng lúc hàng nghìn tên lửa, rocket và UAV đồng loạt tấn công?
“Vòm Sắt” không hoàn toàn kín
Hệ thống phòng thủ được ca ngợi của Israel cho đến nay phần lớn đã thành công trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công trên không từ Iran và các nhóm chiến binh trong khu vực, đáng chú ý là Hezbollah tại Lebanon, vốn đã tích lũy được một kho vũ khí tên lửa, rocket và máy bay không người lái (UAV) khổng lồ.
Nhưng các quan chức Israel dự đoán rằng hệ thống nhiều lớp này sẽ phải đối mặt với thử thách lớn nhất từ trước đến nay trong những ngày tới, sau khi Iran và nhóm Hezbollah tuyên bố sẽ trả thù cho vụ Israel giết hại chỉ huy Fuad Shukr của Hezbollah ở Beirut và lãnh đạo chính trị Ismail Haniyeh của Hamas ở Tehran.
Các nhà phân tích cho biết, mọi chuyện sẽ phụ thuộc nhiều vào loại cuộc tấn công trên không mà Iran, Hezbollah và các lực lượng dân quân khu vực khác đang lên kế hoạch.
“Nếu đó là một cuộc tấn công kết hợp hàng loạt, trong một loạt đạn pháo duy nhất, cùng lúc... chúng có thể áp đảo hệ thống ở một mức độ nhất định”, Yaakov Lappin, một nhà phân tích quân sự Israel cho biết.
Người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari cho biết tuần này rằng khả năng phòng thủ của nước này đã được tăng cường thêm quân số "trên không, trên biển và trên bộ" và được đặt trong tình trạng báo động cao nhất.
Nhưng ông cũng cảnh báo rằng lớp bong bóng bảo vệ do hệ thống "Vòm Sắt" (Iron Dome) hiện đại cùng một số nền tảng khác tạo ra "không phải là hoàn toàn kín".
Sự yếu kém của hệ thống đã được nêu bật vào tháng trước, sau khi một quả tên lửa nghi của Hezbollah rơi xuống một sân bóng đá trên Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, khiến 12 thanh thiếu niên thiệt mạng và làm bùng phát căng thẳng gần đây nhất.
Nhưng vẫn là chỗ dựa quan trọng nhất của Israel
Hệ thống “Vòm Sắt”, được đưa vào sử dụng năm 2011 và kể từ đó đã đánh chặn được hàng nghìn tên lửa, rocket hoặc đạn cối do Hamas và các nhóm chiến binh Palestine khác có trụ sở tại Gaza bắn đi. “Vòm Sắt”, giống như các hệ thống phòng không khác của Israel, được tài trợ và phát triển chung với quân đội Mỹ.
Quân đội Israel (IDF) tuyên bố tỷ lệ đánh chặn là 90% đối với các quả đạn pháo do Hamas và các chiến binh khác bắn vào các khu vực đông dân của đất nước trong cuộc xung đột Gaza năm 2021.
Họ không nêu chi tiết tỷ lệ đánh chặn trong cuộc xung đột hiện tại, mặc dù Hamas đã bắn khoảng 3.000 quả rocket vào Israel trong cuộc tấn công ngày 7/10. Đây có thể là đợt tấn công lớn nhất trong một ngày trong lịch sử quân sự, cho thấy hệ thống “Vòm Sắt” đã thành công trong việc chặn phần lớn các quả đạn.
Các nhà phân tích cho biết tỷ lệ thành công cao phần lớn là nhờ vào radar tinh vi của nền tảng, hiện được tăng cường thêm khả năng trí tuệ nhân tạo.
Những điều này cho phép nó phân biệt trong vài giây tên lửa nào đang bay tới, trong phạm vi khoảng 70 km, có khả năng rơi xuống đất trống mà không gây hại và có thể gây hại cho dân thường hoặc quân đội.
Điều này cũng cho phép IDF bảo toàn nguồn cung cấp hạn chế các tên lửa đánh chặn Tamar tinh vi hơn, có giá hàng chục nghìn USD cho mỗi tên lửa.
Một phiên bản Vòm Sắt trên biển, thường được gọi là C-Dome, cũng được triển khai trên các tàu hộ tống của hải quân Israel. Nó đã bắn hạ thành công các máy bay không người lái tấn công được các chiến binh Houthi bắn vào các tài sản của Israel ở Biển Đỏ và do Hezbollah bắn vào các giàn khoan khí đốt Địa Trung Hải.
Hezbollah sẽ mang đến thách thức cực đại
Tuy nhiên, Hezbollah sở hữu một kho vũ khí lớn hơn và tinh vi hơn nhiều so với Hamas hoặc Houthi, với 150.000 tên lửa và rocket, bao gồm cả những loại có khả năng dẫn đường chính xác và tầm xa cũng như UAV tấn công.
Theo nhóm nghiên cứu CSIS, Iran cũng có "kho vũ khí tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất" ở Trung Đông, bao gồm hàng nghìn tên lửa, một số có khả năng tấn công Israel và xa tới tận Đông Nam Âu.
Để chống lại mối đe dọa này, Israel đã phát triển lớp phòng thủ thứ hai được gọi là David's Sling, có nhiệm vụ bắn hạ các tên lửa hạng nặng và tên lửa đạn đạo chiến thuật, như tên lửa Scud, trong phạm vi từ 100 km đến 300km.
Hệ thống này được đưa vào hoạt động năm 2017 và chỉ mới được đưa vào sử dụng thực tế trong năm qua, khi tên lửa đánh chặn Stunner tấn công một số tên lửa được bắn từ Gaza.
Lớp phòng không thứ ba, Arrow (Mũi tên) 2 và 3, có mục đích bảo vệ Israel khỏi các tên lửa đạn đạo tầm xa, đánh chặn các tên lửa bay tới từ bên ngoài bầu khí quyển, thường ở độ cao lớn và cách xa không phận Israel.
Arrow đã được sử dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến hiện tại, bắn hạ thành công tên lửa đạn đạo của Houthi. Và vào tháng 4, nó đã giúp ngăn chặn một cuộc tấn công lớn của Iran bao gồm hơn 100 tên lửa đạn đạo.
Các nhà phân tích cho rằng hệ thống này hoạt động tốt nhưng nhìn chung, Israel vẫn cần sự hỗ trợ trong cuộc xung đột hiện tại.
Một liên minh do Mỹ dẫn đầu, bao gồm Anh, Pháp và một số quốc gia Ả Rập, đã hỗ trợ ngăn chặn cuộc tấn công của Iran. Washington đang cố gắng tập hợp một liên minh tương tự để một lần nữa cung cấp cho Israel một lá chắn bảo vệ, với khả năng chống tên lửa hành trình và UAV tốt hơn.
Nhưng các nhà phân tích quân sự cho rằng, hệ thống phòng không của Israel còn lâu mới bất khả xâm phạm. Họ chỉ ra thách thức đặc biệt do các máy bay không người lái công nghệ thấp hơn được Hezbollah sử dụng trong cuộc xung đột hiện tại gây ra, vốn tỏ ra khó phát hiện, theo dõi và bắn hạ.
Những UAV này bay chậm hơn tên lửa nhưng có khả năng tiếp cận mục tiêu linh hoạt hơn và có thể né tránh radar tốt hơn, đã gây ra sự tàn phá trên khắp miền bắc Israel, bất chấp mọi nỗ lực ngăn chặn của Vòm Sắt cũng như các hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot và những máy bay chiến đấu của Israel.
Hezbollah từng gửi UAV giám sát sâu vào Israel để ghi lại cảnh quay các địa điểm quân sự nhạy cảm. Tháng trước, một máy bay không người lái của Houthi đã tấn công vào trung tâm Tel Aviv, khiến một người thiệt mạng, làm nổi bật mối đe dọa mà phiến quân Yemen có thể gây ra.
Tal Inbar, nhà phân tích đến từ Liên minh Ủng hộ Phòng thủ tên lửa (MDAA) có trụ sở tại Mỹ, cảnh báo rằng một cuộc tấn công đồng bộ lớn của Iran và các đồng minh - với nhiều hướng khác nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau - sẽ là thách thức đối với các hệ thống của Israel trong việc phát hiện và theo dõi.
“Sự đa dạng của các mục tiêu và hỏa lực phối hợp từ nhiều mặt trận khác nhau khiến việc tạo ra một 'bức tranh bầu trời' trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng bắn hạ chúng”, ông Inbar nói. “Một giả định rõ ràng là sẽ luôn có nhiều hỏa lực tấn công hơn tên lửa đánh chặn”.
Nhà phân tích này cho rằng, khi các đợt tấn công bằng tên lửa và UAV đông tới mức áp đảo hệ thống phòng thủ của một quốc gia, người Israel nên chuẩn bị cho những thiệt hại lớn hơn nhiều so với trước đây.
(CLO) Một tháng rưỡi sau cuộc tấn công vào khu vực Kursk phía tây nước Nga, Ukraine phải đối mặt với quyết định khó khăn về việc nên triển khai lực lượng hạn chế của mình ở đâu. Bởi Nga bắt đầu phản công tại Kursk trong khi vẫn tiến quân mạnh mẽ ở mặt trận phía đông Ukraine.
(CLO) Chỉ trong vòng 2 tháng, nước Mỹ đã trải qua 2 sự cố và cả 2 đều nhằm vào ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Vậy liệu vụ ám sát lần này có tạo hiệu ứng tích cực như lần trước và giúp ông Trump chiếm nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng?
(CLO) Hành lang Philadelphi, một dải đất nhiều bụi rậm và cồn cát hẹp ở phía nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập đang nổi lên như trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Israel - Hamas và giải thoát hàng loạt con tin.
(CLO) Từ ngày 11-12/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Nga. Cũng trong thời gian này, lần lượt Thủ tướng Tây Ban Nha và Na Uy đều có chuyến thăm tới Trung Quốc. Điều này cho thấy hình ảnh tích cực, chủ động của Trung Quốc, xét ở góc độ an ninh.
(CLO) Nga đang quyết tâm hơn trong việc kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk ở phía đông Ukraine, sau khi Kiev bất ngờ tấn công vùng biên giới của Moscow. Trong đó, hai thị trấn Pokrovsk và Chasiv Yar là những “cửa ải” quan trọng nhất mà các lực lượng Nga đang nhắm đến.