Italy: Chi phí nhập khẩu năng lượng sẽ tăng gấp đôi lên gần 100 tỷ euro

Chủ nhật, 04/09/2022 12:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chi phí nhập khẩu năng lượng ròng của Italy sẽ tăng hơn gấp đôi lên gần 100 tỷ euro (99,5 tỷ USD), đồng thời cảnh báo không thể chi tiêu vô hạn tránh giáng đòn nặng vào nền kinh tế.

Được biết, hàng năm Italy phụ thuộc nhập khẩu khoảng 3/4 sản lượng điện tiêu thụ, làm tăng tính “dễ bị tổn thương” đối với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay của châu Âu.

Phát biểu tại diễn đàn kinh doanh Ambrosetti thường niên vào thứ Bảy (3/9), Bộ trưởng Kinh tế Daniele Franco cho biết khoản nợ hiện có khổng lồ của quốc gia này đang làm giảm khả năng điều động tài chính trong tương lai.

italy chi phi nhap khau nang luong se tang gap doi len gan 100 ty euro hinh 1

Hình minh hoạ. Ảnh: Internet.

Vào tuần tới, chính phủ Italy sẽ tung hàng loạt các biện pháp giúp các công ty và người tiêu dùng đối phó với các hóa đơn năng lượng ngày một leo thang sau sáu gói viện trợ hiện nay với tổng trị giá 52 tỷ euro, Bộ trưởng Kinh tế Franco cho biết.

“Chúng tôi đã và đang nỗ lực hết mình với mục đích cứu trợ, dù chỉ một phần, bù đắp cho khoản năng lượng tăng giá thông qua tài chính công là rất tốn kém và chúng tôi không thể làm đủ”, ông chia sẻ.

Ở hầu hết các quốc gia tại Liên minh châu Âu (EU) việc chính phủ “bòn rút” quỹ tài chính công để bù đắp khoảng chống trong lĩnh vực năng lượng là điều không mới lạ. Khoảng thời gian giữa tháng 8, ngoài gói hỗ trợ tổng trị giá 30 tỷ euro (31 tỷ USD), Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết sẽ “làm mọi thứ có thể để hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn". Đây là chìa khóa để giải quyết vấn đề của hoạt động của thị trường năng lượng châu Âu, nơi giá khí đốt tăng cao trong bối cảnh xuất khẩu của Nga bị thu hẹp đã khiến giá điện tăng cao.

“Điều quan trọng là đưa giá khí đốt và năng lượng trở lại mức bền vững, Bộ trưởng Kinh tế Italy nói.

Phát biểu tại hội nghị tương tự vào ngày thứ Bảy, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết cần phải nghiêm khắc hóa bất kỳ mối liên hệ nào giữa giá khí đốt và giá điện, tiến tới "sự tách biệt hoàn toàn" giữa giá khí đốt và giá điện.

Tính đến năm 2021, nhập khẩu năng lượng ròng của Italy đạt 43 tỷ euro tương đương với những năm trước đó, kể từ năm 2020 con số thấp hơn đáng kể do nhu cầu nhập khẩu giảm.

Tuy nhiên, vào năm nay, ông Franco cảnh báo ngành năng lượng sẽ tăng khoảng 60 tỷ euro, dự kiến lên tới khoảng 3 điểm phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sẽ “quét sạch” thặng dư ròng xuất khẩu năng lượng sang các nước láng giềng trong những năm trở lại đây.

Lê Na (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
FPT Retail (FRT) mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, động lực tăng trưởng từ Long Châu và chuỗi tiêm chủng vaccine

FPT Retail (FRT) mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, động lực tăng trưởng từ Long Châu và chuỗi tiêm chủng vaccine

(CLO) CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail (Mã FRT) vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Đặt mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, lãi trước thuế 125 tỷ đồng. Động lực tăng trưởng đến từ chuỗi Long Châu và tiêm chủng vaccine.

Thị trường - Doanh nghiệp