Kazakhstan tăng gấp bốn lần xuất khẩu ngũ cốc sang Trung Quốc

Thứ bảy, 13/01/2024 13:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi Trung Quốc nới lỏng biện pháp kiểm dịch Covid-19 tại các cửa khẩu hải quan, Kazakhstan đã tăng gấp 4 lần lượng hàng nông sản xuất khẩu sang nước này vào năm 2023 so với một năm trước đó.

2,2 triệu tấn, bao gồm lúa mì, lúa mạch, đậu nành, hạt lanh và hạt hướng dương, được gửi đến Trung Quốc năm ngoái không chỉ nhiều hơn đáng kể so với 615.000 tấn được giao vào năm 2022. Đây cũng là một sự gia tăng lớn so với kỷ lục trước đó ghi nhận trong năm 2019.

Hầu hết việc giao hàng được thực hiện bằng tàu chở hàng, nhưng khoảng 500.000 tấn được vận chuyển bằng đường bộ.

kazakhstan tang gap bon lan xuat khau ngu coc sang trung quoc hinh 1

Ảnh minh họa: RT.

Sự trở lại của thị trường Trung Quốc đã giúp ngành nông nghiệp Kazakhstan thoát khỏi tình thế khó khăn. Trong những năm trước, chế độ kiểm dịch đang diễn ra ở Trung Quốc và những khó khăn trong thanh toán mà Iran bị trừng phạt nặng nề gặp phải, nông dân Kazakhstan gần như chỉ còn lại các nước láng giềng ở Trung Á là khách hàng.

Yevgeny Karabanov, đại diện của Liên minh ngũ cốc Kazakhstan, một nhóm vận động hành lang, rất lạc quan về việc Trung Quốc đang nổi lên như một khách hàng đáng tin cậy.

Ông nói với trang tin Eldala: “Trung Quốc là một thị trường rộng lớn và có khả năng thanh toán cao, không bao giờ có vấn đề về thanh toán khi giao hàng đến Trung Quốc”.

Ngoài ra, ông Karabanov tin rằng quốc gia này có tiềm năng xuất khẩu lớn hơn sang Trung Quốc. Năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 12 triệu tấn lúa mì - trong tổng số đó, 400.000 tấn đến từ Kazakhstan. Thậm chí, theo nhận định của ông Karabanov, con số đó có thể tăng gấp ba lần.

Các chuyên gia coi đây là một triển vọng thực sự trong bối cảnh khả năng cơ sở hạ tầng ngày càng mở rộng của Kazakhstan. Hai điểm giao cắt đường sắt – Dostyk-Alashankou và Altynkol-Khorgos có khả năng tiếp nhận nhiều hơn những gì hiện đang đi qua chúng. Một tuyến khác đến Dostyk hiện đang được xây dựng sẽ được đưa vào vận hành trong vài năm tới.

Trong năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đặt mục tiêu tăng năng lực tự cung tự cấp ngũ cốc của nước này từ mức 82% hiện nay lên 88,4% trong vòng 10 năm tới. Đồng thời, Trung Quốc dự kiến sẽ giảm nhập khẩu các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, ngô và đậu tương từ mức 146,9 triệu tấn trong năm 2022 xuống mức khoảng 122 triệu tấn/năm trong 10 năm nữa.

Khánh Vy (Theo Oilprice)

Bình Luận

Tin khác

Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

(CLO) Hôm nay (4/5), giá vàng SJC lập kỷ lục mới ở mức gần 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh đấu thầu vàng bị huỷ 3 phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp