Khách nhiều - doanh thu ít: Mảnh ghép còn thiếu của du lịch Đồng Tháp

Thứ bảy, 31/08/2019 08:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sở hữu lượng khách tương tự như Bình Định nhưng doanh thu từ du lịch của Đồng Tháp đang kém địa phương này khoảng 4 lần.

Thức tỉnh những vùng đất mới

Bình Định có thể xem là một hiện tượng thú vị khi nói về sự trỗi dậy của các vùng đất mới. Chỉ cách đây vài năm, địa phương này vẫn còn là một vùng biển hoang sơ, đẹp nhưng hầu như không có nhiều tiếng tăm trên bản đồ du lịch. Du khách đến Quy Nhơn chỉ coi đây là điểm dừng chân tạm thời trước khi đến với những địa điểm nổi tiếng hơn như  Nha Trang, Đà Lạt…

Sự chuyển mình của Quy Nhơn đến từ tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo khi nhận thức rõ về các tiềm năng du lịch của thành phố biển được mệnh danh là “vùng đất thi ca” này. Theo thời gian, Bình Định đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư lớn đồng thời mở rộng hạ tầng giao thông, sân bay, bến cảng...

Với sự xuất hiện của những công trình trọng điểm trong lĩnh vực du lịch như  FLC Quy Nhơn - quần thể du lịch 5 sao đầu tiên tại Bình Định cùng những nỗ lực không ngừng của địa phương, “thiên đường” du lịch Bình Định đã thực sự “tỉnh giấc” sau nhiều năm say ngủ. Du khách đến Bình Định tăng trung bình 15 -20%/năm, thuộc Top những địa phương có tăng trưởng về lượt khách “đáng nể” nhất Việt Nam. Số chuyến bay đến Quy Nhơn từ 3 - 5 chuyến/ngày trước năm 2017 đã phải điều chỉnh tới 20 - 22 chuyến/ngày kết nối với Hà Nội, HCM, Hải Phòng và ngược lại, do 4 hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, Jetstar Pacific phục vụ với hàng ngàn lượt khách.

Và ấn tượng hơn cả là doanh thu từ du lịch. Lãnh đạo Bình Định cho hay, doanh thu du lịch của địa phương từ vài trăm tỷ cách đây vài năm, nay đã tăng lên tới hàng ngàn tỷ. Cụ thể, năm 2018, Bình Định thu được hơn 3 ngàn tỷ chỉ từ du lịch.

Tại Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung mới đây, Thủ tướng đã nhắc đến Bình Định như một ví dụ cho sự chuyển đổi linh hoạt và nhanh chóng về mô hình phát triển kinh tế du lịch và đã cho thấy những hiệu quả tích cực.

Anh 1

Thức tỉnh những vùng đất mới

Bình Định có thể xem là một hiện tượng thú vị khi nói về sự trỗi dậy của các vùng đất mới. Chỉ cách đây vài năm, địa phương này vẫn còn là một vùng biển hoang sơ, đẹp nhưng hầu như không có nhiều tiếng tăm trên bản đồ du lịch. Du khách đến Quy Nhơn chỉ coi đây là điểm dừng chân tạm thời trước khi đến với những địa điểm nổi tiếng hơn như  Nha Trang, Đà Lạt…

Sự chuyển mình của Quy Nhơn đến từ tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo khi nhận thức rõ về các tiềm năng du lịch của thành phố biển được mệnh danh là “vùng đất thi ca” này. Theo thời gian, Bình Định đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư lớn đồng thời mở rộng hạ tầng giao thông, sân bay, bến cảng...

Với sự xuất hiện của những công trình trọng điểm trong lĩnh vực du lịch như  FLC Quy Nhơn - quần thể du lịch 5 sao đầu tiên tại Bình Định cùng những nỗ lực không ngừng của địa phương, “thiên đường” du lịch Bình Định đã thực sự “tỉnh giấc” sau nhiều năm say ngủ. Du khách đến Bình Định tăng trung bình 15 -20%/năm, thuộc Top những địa phương có tăng trưởng về lượt khách “đáng nể” nhất Việt Nam. Số chuyến bay đến Quy Nhơn từ 3 - 5 chuyến/ngày trước năm 2017 đã phải điều chỉnh tới 20 - 22 chuyến/ngày kết nối với Hà Nội, HCM, Hải Phòng và ngược lại, do 4 hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, Jetstar Pacific phục vụ với hàng ngàn lượt khách.

Và ấn tượng hơn cả là doanh thu từ du lịch. Lãnh đạo Bình Định cho hay, doanh thu du lịch của địa phương từ vài trăm tỷ cách đây vài năm, nay đã tăng lên tới hàng ngàn tỷ. Cụ thể, năm 2018, Bình Định thu được hơn 3 ngàn tỷ chỉ từ du lịch.

Tại Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung mới đây, Thủ tướng đã nhắc đến Bình Định như một ví dụ cho sự chuyển đổi linh hoạt và nhanh chóng về mô hình phát triển kinh tế du lịch và đã cho thấy những hiệu quả tích cực.

Ảnh 2

Đây cũng là một thực trạng chung cần tháo gỡ cho du lịch Tây Nam Bộ. Trong 5 năm gần đây, du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ tăng trưởng hơn 10%/năm về lượt khách lưu trú và doanh thu. Trừ Phú Quốc (Kiên Giang), những tỉnh/ thành khác trong vùng hầu như chưa có các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí lớn, tầm cỡ quốc tế.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương đã từng nhận định: “Cơ sở hạ tầng, đường sá, dịch vụ du lịch trong vùng nói chung phát triển chậm, sản phẩm du lịch na ná nhau. Do đó, du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cần thu hút được các nhà đầu tư lớn, đầu tư chuyên sâu về du lịch. Chỉ có như vậy, du lịch mới phát huy hết tiềm năng, trở thành nguồn lực chính cho vùng”.

Bứt phá hạ tầng cho du lịch phát triển

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Đồng Tháp đã có đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020. Trong đó, tỉnh chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao, đưa Đồng Tháp trở thành một trong những điểm đến mới của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước.

Đến nay tỉnh đã thu hút được hơn 30 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án về hạ tầng đô thị, du lịch và dịch vụ của nhiều nhà đầu tư lớn. Đáng chú ý có Tập đoàn FLC đang nghiên cứu đầu tư chuỗi dự án về đô thị; tổ hợp khách sạn, thương mại và dịch vụ tại Đồng Tháp. Mới đây Tập đoàn này đã khởi công FLC La Vista Sadec, là khu đô thị dịch vụ cao cấp đầu tiên được triển khai đầu tư trên quỹ đất hơn 15ha tại vùng đất ngàn hoa Sa Đéc.

Anh 3

FLC La Vista Sadec được quy hoạch đồng bộ bao gồm các trung tâm thương mại, khu vui chơi, công viên thể thao, thung lũng hoa, phố chợ đêm… cùng hệ thống shophouse, villa cao cấp.

Dự án kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện diện mạo đô thị và hệ thống hạ tầng dịch vụ đang thiếu hụt tại địa phương, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch và tạo nên môi trường sống đẳng cấp cho chính người dân nơi đây.

Đồng Tháp cần có thêm nhiều hạ tầng cao cấp cùng sản phẩm du lịch mới để phát triển và khơi dậy những lợi thế còn tiềm ẩn. Với sự xuất hiện của các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này, giấc mơ về một “viên ngọc Mê Kông” không phải quá xa vời.

P.V

Tin khác

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng 19/4 (tức ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, đại diện già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đời sống văn hóa
12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

(CLO) Hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách với nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa