Khám phá không gian trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Thứ tư, 02/11/2022 06:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) được nhiều du khách trong và quốc tế đặc biệt quan tâm tới tham quan, khám phá, tìm hiểu về nét văn hóa, lịch sử con người các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế. Nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp). Bảo tàng gồm 3 khu trưng bày chính: Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng, Khu trưng bày ngoài trời và Khu trưng bày Đông Nam Á.

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 1

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhìn từ khu vực cổng chính - Ảnh: Đình Trung

Mỗi khu trưng bày chính đều trưng bày đầy đủ các hiện vật, đồ vật... của các đồng bào dân tộc thiểu số và các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Đáng chú ý nhất là khu ngoài trời, nơi đây có 10 công trình kiến trúc dân gian như: nhà Rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu.

Trong khu vườn đầy cây xanh này, còn có ghe ngo của người Khơme và cối giã gạo bằng sức nước của người Dao. Trước nhà Việt, vào các thứ Bảy và Chủ nhật có biểu diễn rối nước của các phường rối dân gian đến từ các làng khác nhau. 

Hiện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo - tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.

Ngoài du khách ở trong nước, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn thu hút sự quan tâm của các du khách nước ngoài. Đa số các du khách nước ngoài đến đây đều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số tại Việt Nam và nét văn hóa của dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. 

Cùng phóng viên Báo Nhà báo & Công luận khám phá không gian trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam qua những hình ảnh dưới đây:

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 2

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là địa điểm tham quan, khám phá về văn hóa 54 dân tộc Việt Nam và văn hóa các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, không kể ngày thường hay cuối tuần nơi đây vẫn thu hút số đông các đoàn du lịch tại Thủ đô Hà Nội và trên khắp cả nước tới tham quan - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 3

Theo tìm hiểu, khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam gồm 3 không gian trưng bày gồm: Tòa Trống đồng, Vườn Kiến Trúc và Tòa Cánh diều. Trong ảnh là đoàn du khách đang bước vào sảnh trước của Tòa Trống đồng để tham quan, khám phá văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 4

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trưng bày đầy đủ nét văn hóa của các dân tộc Việt Nam và văn hóa các nước khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, du khách khi tới tham quan dễ thấy hình ảnh các hướng dẫn viên phiên dịch cho du khách trong nước và quốc tế - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 5

Các bạn trẻ đăm chiêu quan sát, khám phá không gian văn hóa của 54 dân tộc thiểu số tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 6

Không gian văn hóa của người Dao đỏ, người Thái đen, Thái trắng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 7

Một số trang phục, hiện vật của các dân tộc thiểu số khác trưng bày tại không gian văn hóa bên trong Tòa Trống đồng - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 8

Khu trưng bày các hiện vật được bảo quản bên trong tủ kính rất cẩn thận đảm bảo cho du khách trong và ngoài nước tới tham quan, khám phá - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 9

Không gian trưng bày các nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam như làm nón lá, làm hương... Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 10

Ở hướng khác là mô hình nhà sàn của người Thái được phục dựng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 11

Bên trong nhà sàn mô phỏng chân thật nhất về văn hóa sinh hoạt của người Thái đen tạo cảm giác thích thú, tò mò cho du khách mỗi dịp tới Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tham quan, khám phá - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 12

Mô hình người Thái bên máy dệt vải - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 13

Một không gian trưng bày dây buộc voi của người Tây Nguyên - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 14

Ngoài ra, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn là nơi trình diễn nghệ thuật truyền thống, là cơ quan nghiên cứu và trao đổi, hợp tác quốc tế... Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 15

Bên trong không gian trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, du khách còn có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng những mô hình nhà truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 16

Nhà rông của người Xơ đăng (tỉnh Kon Tum) - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 17

Mô hình nhà sàn của người Tày

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 18

Ở hướng khác là không gian trưng bày các mẫu thuyền cổ truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 19

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở Yên Bái - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 20

Không gian trưng bày một số vật dụng hàng ngày của các đồng bào dân tộc thiểu số tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 21
kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 22
kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 23

Chữ viết của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 24

Cách Tòa Trống đồng chừng 100m là khu vực Vườn kiến trúc với các công trình kiến trúc dân gian của nhiều vùng khác nhau được người địa phương dựng lại trong khu vườn rộng và rợp bóng cây... Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 25

Một chiếc nhà rông được phục dựng tại Vườn Kiến trúc trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 26

Hình ảnh mô phỏng phần mộ người đã khuất của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 27

Khu nhà truyền thống của dân tộc Kinh - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 28

Khu nhà trình tường của dân tộc Mông, Hà Nhì... Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 29

Và còn rất nhiều công trình kiến trúc khác mô phỏng về nhà truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

kham pha khong gian trung bay tai bao tang dan toc hoc viet nam hinh 30

Cuối cùng là tòa nhà Cánh diều, nơi đây là không gian giới thiệu các cư dân ngoài Việt Nam (Đông Nam Á, châu Á, châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Phi). Các hiện vật - di vật khảo cổ, tác phẩm dân gian và nhiều hiện vật dân tộc học - được làm nổi bật trong những không gian hiện đại với phong cách đồ họa mới mẻ... Ảnh: Đình Trung

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2000), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2006). Chính phủ tặng Bằng khen (năm 2010), tặng Cờ thi đua năm 2011 và năm 2013, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tặng Cờ thi đua, Bằng khen nhiều năm liền.

Năm 2015, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất ghi nhận sự lao động bền bỉ, năng động, sáng tạo và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

(CLO) Mới đây, tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài Tăng thống - Tiến sĩ Sayadaw Sandimar Bhivamsa - Bậc Đại Thiện Trí Cao Thượng, Bậc Đại Xiển Dương Chánh Pháp Cao Thượng; cùng Tăng đoàn Myanmar đã đến thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Phật đản.

Đời sống văn hóa
Nghệ sĩ góp tiếng nói để phát triển sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

Nghệ sĩ góp tiếng nói để phát triển sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

(CLO) Chiều 20/5, tại TP Hải Phòng, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao Hải Phòng tổ chức Toạ đàm “Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024.

Đời sống văn hóa
Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

(CLO) Cứ bốn năm tổ chức một lần (từ 12 đến 14 tháng tháng Tư âm lịch), lễ hội vật cầu nước thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang lại diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị. Tại sân đình làng, 16 trai tráng cởi trần, đóng khố đua nhau đưa quả cầu gỗ 20 kg vào hố của đội bạn.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

(CLO) Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.

Đời sống văn hóa
Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

(CLO) Sau 4 ngày tổ chức từ ngày 16/5 đến ngày 19/5/2024, tối 19/5, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 đã chính thức khép lại bằng chương trình bế mạc đầy ấn tượng, thú vị và trở thành dư âm không thể nào quên trong lòng người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hóa