Khi báo chí “góp lửa” đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực

Thứ ba, 21/06/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực những năm qua đã được nhân dân đồng thuận rất cao và thu được những kết quả tích cực. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “lò” nóng lên là do tất cả cùng vào cuộc, cùng quyết tâm “đốt lò” để đẩy lùi tham nhũng.

Trong những sự vào cuộc đó, không thể không kể tới vai trò của báo chí.

Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Văn Tiến - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng ban Tuyên giáo cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023, xung quanh vấn đề này.

khi bao chi gop lua day lui tham nhung tieu cuc hinh 1

Đấu tranh với tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên mọi lĩnh vực

+ Ông nhìn nhận như thế nào về những nỗ lực của báo chí trong việc thực hiện sứ mệnh phản biện xã hội?

- Báo chí Cách mạng Việt Nam là nền báo chí phụng sự nhân dân, phụng sự dân tộc, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng. Vì vậy, tính phản biện xã hội của báo chí là động lực mạnh mẽ và quan trọng thúc đẩy sự phát triển, nâng cao trình độ dân chủ, tiến bộ xã hội, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, bên cạnh chức năng thông tin, tuyên truyền, báo chí còn là cầu nối giúp người dân thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội.

Qua đó, các cơ quan báo chí đã đồng hành với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nói lên tiếng nói phản biện của mình một cách chân tình, mang tính xây dựng, vì lợi ích chung để nhìn sự việc, vấn đề dưới nhiều góc cạnh, tìm ưu điểm và khuyết điểm, chỉ ra những thiếu sót, tồn tại, không thuận chiều trên cơ sở tổng hợp, phân tích, lập luận khách quan, khoa học. Từ đó, giúp Đảng, các cấp chính quyền tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để lãnh đạo, chỉ đạo tốt hơn.

+ Có ý kiến cho rằng, cam go nhất trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là trên mặt trận tư tưởng. Ông nghĩ sao về vai trò “góp lửa” của báo chí trên mặt trận này cũng như việc góp phần “kích hoạt” tinh thần phòng, chống tham nhũng trong nhân dân?

- Cùng với việc chống các quan điểm sai trái, những biểu hiện “nhạt Đảng”, “khô Đoàn”, “xa rời chính trị”, báo chí đã và đang tích cực tham gia đấu tranh với tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên mọi lĩnh vực, tình trạng mất đoàn kết, nói không đi đôi với làm; những tiêu cực liên quan đến cán bộ, đảng viên, chạy chức, chạy quyền… đang là những vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận.

Điểm tích cực nữa cần ghi nhận là trong giai đoạn hiện nay, Báo chí Cách mạng Việt Nam không chỉ phòng, chống mà còn chủ động tấn công, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực. Minh chứng sáng rõ nhất cho vấn đề này là hàng nghìn vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực đã được các cơ quan báo chí phát hiện, phanh phui và kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc xử lý, thanh tra, kiểm tra, làm rõ các sai phạm.

Những kết quả quan trọng nêu trên đã củng cố lòng tin, sự lạc quan của nhân dân khi Đảng và Nhà nước ta đang tích cực đấu tranh, xử lý những đối tượng trong các vụ việc tiêu cực, tham ô, tham nhũng được báo chí phát hiện.

khi bao chi gop lua day lui tham nhung tieu cuc hinh 2

Tiến sĩ Vũ Văn Tiến.

Không “chùn bước” trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực

+ Ông có thể chia sẻ đánh giá của mình về các tác phẩm tham dự Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua, đặc biệt là cách tiếp cận của những bài báo điều tra công phu, tâm huyết, đi đến cùng sự thật?

- Qua 3 lần tổ chức, các tác phẩm báo chí gửi về dự giải ngày càng bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phát huy, cổ vũ mạnh mẽ vai trò của báo chí, của nhân dân đồng hành cùng Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Uy tín và chất lượng của Giải ngày càng được nâng lên, thực sự trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, thu hút sự quan tâm tham gia hưởng ứng tích cực của đông đảo các cơ quan báo chí, các nhà báo trong cả nước và sự ủng hộ của nhân dân.

Các tác phẩm báo chí đã tập trung phản ánh việc phổ biến, tuyên truyền kết quả tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, đấu tranh, lên án những hiện tượng, hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước; đấu tranh, lên án các biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương và “lợi ích nhóm”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Cùng với đó, các tác phẩm đã tập trung phản ánh vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền những điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay, những thành tựu, kết quả, những cách làm có hiệu quả của các cơ quan Trung ương, các địa phương, cơ sở trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.

+ Phòng, chống tham nhũng là vấn đề nhạy cảm, các phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp gặp nhiều khó khăn, thậm chí chịu nhiều áp lực, đe dọa từ đối tượng bị điều tra, phản ánh… Vậy theo ông, cần có cơ chế như thế nào để tăng cường phát huy vai trò của báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?

- Có thể thấy rằng, báo chí, các phóng viên, nhà báo có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện các vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, báo chí lại không có thẩm quyền hay các thiết chế để tiến hành điều tra hoặc thanh tra. Các phóng viên, nhà báo lại không được trang bị các công cụ hỗ trợ cần thiết để tự bảo vệ bản thân khi tác nghiệp. Do vậy, đội ngũ phóng viên, nhà báo theo đuổi vụ việc tiêu cực, tham nhũng luôn luôn đối mặt với các nguy hiểm rình rập, cận kề. Chính vì lẽ đó cần phải hoàn thiện cơ chế bảo vệ phóng viên, cơ quan báo chí đưa tin về tham nhũng, tiêu cực.

Theo đó, vấn đề các cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được luật hóa một cách rõ ràng, cụ thể. Đối với các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở báo chí, phóng viên, nhà báo tác nghiệp thì cũng cần có chế tài xử lý. Ngoài ra, cũng cần bảo đảm các yêu cầu về tài chính, kỹ thuật cho việc triển khai những quy định này trên thực tế.

Bên cạnh đó, Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023 được tổ chức khẳng định quyết tâm không “chùn bước” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời là sự ghi nhận và vinh danh của Nhà nước đối với các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

+ Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Hường (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo
Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo