Khí đốt tự nhiên có thể làm suy yếu liên minh các nước chống Nga?

Thứ năm, 16/06/2022 05:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với mức dự trữ thấp và những lo ngại về địa chính trị cao, giá khí đốt tự nhiên có xu hướng biến động lớn.

Giá nhiên liệu sưởi ấm và sản xuất điện dự đoán vẫn trên đà tăng trong năm nay do kho dự trữ vẫn giảm và xung đột địa chính trị của châu Âu với Nga (nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên quan trọng) hiện vẫn còn khá căng thẳng.

Nhưng vào thứ Ba (14/6), điều trên dần đi theo chiều hướng ngược lại. Giá khí đốt chuẩn của Mỹ tại trung tâm phân phối khí tự nhiên quan trọng nhất tại khu vực Bắc Mỹ (Henry Hub) – mức giá khí đốt chuẩn trên thế giới đã giảm hơn 15% xuống còn 7,28 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh, trong khi giá khí đốt Hà Lan (TTF) tăng 16% lên gần 30 USD/ MMBtu. Từ đó, có thể thấy thế giới đã ghi nhận những biên độ giá khí đốt khác nhau, chênh lệch tương đối rõ rệt.

khi dot tu nhien co the lam suy yeu lien minh cac nuoc chong nga hinh 1

Russia’s Gazprom hôm qua cho biết đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga đến Đức, đang hoạt động với công suất giảm. Ảnh: AP.

Cũng vào ngày hôm qua, hai điều trùng hợp liên tiếp xảy ra: Sau một vụ hỏa hoạn xảy ra vào tuần trước, Freeport LNG, công ty hóa lỏng và xuất khẩu khí đốt tự nhiên ngoài khơi Đảo Quintana, Texas, Mỹ cho biết rằng các hoạt động khai thác và sản xuất khí LNG của công ty này sẽ không được khởi động lại cho đến cuối năm 2022.

Bên cạnh đó, ngay cả các hoạt động sản xuất từng phần cũng sẽ không được khởi động trong ít nhất ba tháng, điều này khiến các nhà quan sát ngạc nhiên vì trước đó công ty trên đã thông báo rằng mình sẽ ngừng hoạt động trong ít nhất ba tuần.

Được biết, công ty Freeport LNG chiếm khoảng 18% tổng công suất xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ. Nếu ngừng hoạt động, đồng nghĩa với việc số LNG chỉ đủ cung ứng cho nguồn cung trong nước, có thể cho phép Mỹ dự trữ nhiều hơn cho mùa đông, nhưng sẽ không đủ LNG xuất sang EU.

Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi tập đoàn năng lượng Nga Gazprom hôm 14/6 cũng cho biết sẽ giảm công xuất vận chuyển khí đốt tự nhiên sang Đức qua đường ống Nord Stream. Đươc biết, Gazprom đổ lỗi cho hãng thiết bị công nghiệp Siemens, Đức vì đã không trả lại các thiết bị nén khí kịp thời sau khi sửa chữa. Dù lý do là gì, đường ống này vốn đã cung cấp 100 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày - 3,53 tỷ mét khối (60% tổng nguồn cung của Đức).

Phản ứng có vẻ phóng đại khi cho rằng việc ngừng hoạt động của cơ sở Freeport LNG (Mỹ) đem lại sự sụt giảm lớn so với lượng khí đốt tự nhiên được sản xuất tại Mỹ mỗi ngày — khoảng 2%.

Thế nhưng, con số 2% cũng nói lên tầm quan trọng của nó ở mức lợi nhuận. Freeport LNG có công suất hóa lỏng và xuất khẩu 2,1 tỷ feet khối mỗi ngày, bằng khoảng 15% khối lượng mà nước này đã bổ sung vào kho chứa khí đốt tự nhiên một tuần trước khi đám cháy xảy ra.

Trong lúc giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm hơn 6% vào ngày 8.6, sự cố được cho là sẽ đẩy giá lên và ảnh hưởng rộng hơn đối với các thị trường toàn cầu. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu Mỹ có còn kế hoạch xuất khẩu LNG sang EU với mức giá như trước kia nữa không?

Diễn biến mới nhất này là vết thương lòng đối với châu Âu, nơi giá năng lượng tăng cao khiến một số nhà máy phải đóng cửa. Trong khi đó, do các nhà máy của Mỹ có thể nhận được sự cứu trợ sau Freeport LNG ngừng hoạt động, vụ việc có thể là động lực cho các nhà công nghiệp nước này vận động hành lang giảm xuất khẩu LNG, như đã làm vào năm ngoái.

Được biết, Tổ chức Tiêu thụ Năng lượng Công nghiệp của Mỹ, một nhóm các nhà sản xuất trong ngành, đã đưa ra một tuyên bố rằng việc giảm giá khí đốt tự nhiên sau quá trình giúp Freeport LNG hồi phục “chứng tỏ mối liên hệ rõ ràng giữa xuất khẩu LNG và tác động lạm phát đối với giá khí đốt tự nhiên và điện trong nước. ”

Cho đến nay, Mỹ và Châu Âu vẫn duy trì một mặt trận thống nhất về chính sách năng lượng, với việc Mỹ vẫn có thể vận chuyển LNG đến Châu Âu như lời hứa ban đầu. Việc giảm giá nhanh chóng cho một bên và căng thẳng tài chính cho bên kia làm tăng khả năng chính sách tài chính, mức định giá và cả lợi nhuận.

Lê Na (Theo WSJ)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước trong quý I

Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước trong quý I

(CLO) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang đạt 14,18%, dẫn đầu cả nước. Các ngành dịch vụ duy trì hoạt động ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp