Khi nền kinh tế đang gặp khó, cần phải chắt chiu tận dụng từng cơ hội

Thứ năm, 14/09/2023 09:39 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong vài tháng gần đây, kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, khi các chỉ số kinh tế đang tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, nhìn chung, sự tăng trưởng này vẫn ở mức thấp và phải cực kỳ nỗ lực mới đạt được mức tăng trưởng 6,5% như kế hoạch mà Chính phủ đặt ra hồi đầu năm.

Bức tranh kinh tế Việt Nam 8 tháng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2023, chỉ số tăng trưởng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều có sự chuyển biến tích cực.

Đơn cử, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2023 tăng trưởng mạnh so với các tháng trước, tăng 2,9% so với tháng 7/2023 và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các ngành sản xuất kim loại, sản xuất giường, tủ, bàn ghế, sản xuất và chế biến thực phẩm đều tăng từ 10% - 25%.

Hoạt động thương mại tiếp tục duy trì mức tăng cao. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Theo GSO, hoạt động du lịch tăng trưởng mạnh mẽ nhờ đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2023 ước đạt 1,2 triệu lượt người, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 7,8 triệu lượt người, gấp 5,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2023 ước đạt 49,4% kế hoạch, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước. GSO cho rằng, con số trên thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện đầu tư công nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023.

khi nen kinh te dang gap kho can phai chat chiu tan dung tung co hoi hinh 1

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả khả quan trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và khu vực. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng năm 2023 đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, trong báo cáo của GSO có một chỉ số đáng lo ngại, đó là số doanh nghiệp phá sản vẫn ở mức cao. Cụ thể, trong 8 tháng qua, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 124.700 doanh nghiệp, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, bình quân một tháng, Việt Nam có khoảng 15.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Nhận định về vấn đề này, TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, số doanh nghiệp phá sản như trên thể hiện nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thế nhưng không đáng lo ngại.

Bởi lẽ, các ngành kinh tế phi chính thức của Việt Nam có sức chống chịu rất mạnh. Do đó, khi các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, nhiều người lao động từ khu vực chính thức sang phi chính thức. Họ vẫn tồn tại được.

TS. Trần Toàn Thắng nhấn mạnh: “Đây là lợi thế của Việt Nam. Do đó, chúng ta không cần phải quá lo lắng về khu vực doanh nghiệp đóng cửa”.

Dự báo về kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, ông Thắng cho rằng: theo phân tích của giới chuyên gia quốc tế, năm 2024 nền kinh tế thế giới chưa phục hồi hoàn toàn được sau COVID-19. Tuy nhiên, đỉnh điểm tác động của COVID-19 thực chất đã rơi vào giai đoạn 2022 - 2023.

Hiện nay, đã có nhiều tín hiệu tích cực hơn, ít nhất từ môi trường bên ngoài. Bình ổn vĩ mô bên ngoài đang tác động tốt tới kỳ vọng kinh tế ở Việt Nam. Nếu chúng ta nhìn vào thị trường chứng khoán, sự phục hồi của thị trường này đang phản ánh kỳ vọng phát triển. Năm 2024, nền kinh tế sẽ ít khó khăn hơn năm 2023” - ông Thắng dự báo.

Phải chắt chiu tận dụng từng cơ hội trong tăng trưởng kinh tế

Trước đó, trong báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2023, GSO cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức thấp, chỉ đạt 3,72%. Một số quan điểm cho rằng, với tình hình kinh tế chưa thể bứt phá như hiện nay, rất có thể mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2023 là 6,5% rất khó thực hiện.

Về vấn đề này, ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận, kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm mới đạt 3,72%. Đây là mức thấp hơn so với các mục tiêu đề ra cũng như kịch bản Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Điều đó đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những tháng cuối năm bởi muốn đạt các mục tiêu đề ra thì các kịch bản đều hướng tới mức tăng trưởng khá cao. Có những kịch bản hơn 9%, có kịch bản tăng từ 7-8%. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề.

Theo Thứ trưởng, để phục vụ cho các báo cáo và công tác tham mưu về cơ chế chính sách cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân tích rất kỹ lưỡng, trong đó có kiến nghị về các mục tiêu từ nay đến cuối năm cố gắng tối đa đạt được các kết quả tốt nhất có thể.

Dù vậy, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi trong phát triển kinh tế.

Thứ nhất, sự phục hồi khá tốt của khu vực dịch vụ, đây là điểm nhấn để tập trung hơn nhằm đóng góp cho tăng trưởng, đặc biệt là du lịch.

Thứ hai, tập trung củng cố và phát triển trụ đỡ rất quan trọng của nền kinh tế là khu vực nông nghiệp khi chúng ta đang ở trong bối cảnh căng thẳng lương thực trên thế giới. Điểm thuận lợi của nước ta là nước xuất khẩu nông sản tốt. Tuy nhiên, còn có bài toán cân đối để vừa phục vụ tăng trưởng kinh tế vừa bảo đảm an ninh lương thực nội địa. Đây là ngành chúng ta luôn luôn chú trọng khi gặp khó khăn.

Thứ ba, trong các báo cáo tham mưu Thủ tướng cũng đã chỉ đạo phải kích thích thị trường trong nước phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt là liên quan đến kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Điều này sẽ tạo sức cầu lớn cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất hướng tới thị trường trong nước, có điều kiện để duy trì cũng như mở rộng sản xuất trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn.

Đó là những động lực cần tập trung nhiều hơn để phấn đấu đạt được mục tiêu cao nhất từ nay đến cuối năm” - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Ngoài ra, Thứ trưởng đánh giá, Việt Nam cũng phải thường xuyên nắm bắt tình hình, chắt chiu tận dụng từng cơ hội để tăng thêm các đơn hàng quốc tế nhằm tăng cường xuất khẩu, duy trì các hoạt động sản xuất, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo trong nước.

Đánh giá về sự hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện nay, TS Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, vốn đầu tư công sẽ giúp tác động trực tiếp cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là việc giải ngân vốn đầu tư công trên lĩnh vực giao thông đã và đang lan tỏa tốt. Ông Thắng kỳ vọng câu chuyện về giao thông sẽ giải quyết tương đối tốt về giảm chi phí cho doanh nghiệp. Hệ thống cao tốc mà Việt Nam hình thành có thu phí hay không có thu phí khi chúng ta chuyển sang đầu tư công toàn phần. “Hoặc ít nhất không thu phí trong bao nhiêu năm để có thể tạo ra được cú hích cho các doanh nghiệp. Chỗ này cần tìm hiểu thêm và nên có cân nhắc để có giai đoạn nhất định nếu áp dụng phí đường bộ” - ông Thắng nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô