Khi nhà văn được “cởi trói”!

Thứ năm, 14/04/2016 10:43 AM - 0 Trả lời

Nhìn lại 30 năm văn học đổi mới là tọa đàm do Báo Văn nghệ tổ chức ngày 8/4 vừa qua tại Hà Nội, thu hút đông đảo các nhà văn, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình có tên tuổi trong nước tham dự. Tại cuộc tọa đàm, các diễn giả đã đưa ra nhiều suy ngẫm, nghiên cứu về một giai đoạn văn học có những đặc thù riêng - văn học thời kỳ đổi mới- cùng sự hy vọng vào sự phát triển của văn học nước nhà trong tương lai.

(NBCL) Nhìn lại 30 năm văn học đổi mới là tọa đàm do Báo Văn nghệ tổ chức ngày 8/4 vừa qua tại Hà Nội, thu hút đông đảo các nhà văn, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình có tên tuổi trong nước tham dự. Tại cuộc tọa đàm, các diễn giả đã đưa ra nhiều suy ngẫm, nghiên cứu về một giai đoạn văn học có những đặc thù riêng - văn học thời kỳ đổi mới- cùng sự hy vọng vào sự phát triển của văn học nước nhà trong tương lai.

[caption id="attachment_92712" align="aligncenter" width="640"]Tọa đàm "Nhìn lại 30 năm văn học thời kỳ đổi mới" Tọa đàm "Nhìn lại 30 năm văn học thời kỳ đổi mới"[/caption]

Chủ động hơn với ngòi bút của mình

Phát biểu tại Tọa đàm, nhà văn Khuất Quang Thụy, TBT Báo Văn Nghệ nhận định: “Cuối năm 1987, tại Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có cuộc gặp mặt lịch sử với gần 100 đại biểu văn nghệ sĩ. Tại buổi gặp mặt Tổng Bí thư đã kêu gọi văn nghệ sĩ bằng tài năng và nhiệt huyết của mình hãy đồng hành cùng với Đảng, với dân tộc trong sự nghiệp đổi mới. Để khích lệ sự sáng tạo và giải tỏa mọi băn khoăn, ám ảnh văn nghệ sĩ bấy lâu nay, Tổng Bí thư đã đưa ra khái niệm “cởi trói”, hàm ý rằng từ nay, văn nghệ sĩ thực sự được tự do trong lao động sáng tạo.

Nhưng để được tự do, trước hết văn nghệ sĩ phải tự “cởi trói” cho mình, tự cứu mình trước...” Nhà văn Khuất Quang Thụy nói thêm: "Thực ra, không phải chỉ tới khi Đảng kêu gọi đổi mới và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hô hào “cởi trói”, các nhà văn nghệ Việt Nam, bao gồm cả giới nghiên cứu lý luận văn nghệ mới thay đổi mà trước đó hàng chục năm, nhất là đầu năm 1980, trên diễn đàn và cả trong lao động sáng tạo, không ít văn nghệ sĩ dũng cảm đã mạnh dạn tự cứu mình.

Nhiều sáng tác và cả những tư tưởng của họ thể hiện trên các diễn đàn công khai, đã vượt ra ngoài cái được xem là “khuôn khổ” của những tháng năm ấy. Có thể coi những sáng tác quan điểm đó là những làn gió khởi động cho tinh thần đổi mới trong giới văn học nghệ thuật. Đó cũng là những điều mà chúng ta có thể tự hào khi đã thực hiện được một phần thiên chức dự báo, đi trước mở đường của văn học nghệ thuật đổi mới với thời đại”. Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cũng cho rằng nếu trước đây người viết bị lệ thuộc, trói buộc bởi lý thuyết điển hình hóa thì trong giai đoạn đổi mới, nhà văn đã tự do, chủ động hơn với ngòi bút của mình. Đây cũng là thời điểm xuất hiện hàng loạt truyện ngắn, bút ký đánh đấu giai đoạn đầu đổi mới, tiền đổi mới.

Những gợi ý đổi mới văn học

Bên cạnh việc nhìn nhận đánh giá về thành tựu, hạn chế 30 năm qua của văn học Việt Nam, một phần khá quan trọng của cuộc Tọa đàm là những gợi ý để đổi mới văn học. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng: “Đổi mới văn học ngoài các trường hợp cụ thể, cần được hiểu theo cả sự rộng rãi trong những cởi mở về tư tưởng, quan điểm. Trong đó, các nhà văn đã vượt qua khỏi những tường rào hẹp để sáng tác bằng những đề tài mới, hướng về đời sống, về cá nhân con người, và có thêm những góc nhìn khác của thời kỳ sau chiến tranh”. Nhưng làm thế nào để đổi mới văn học trong các nhà văn đang miệt mài sáng tác hiện nay?

Theo nhà văn Văn Chinh: “Để có đổi mới trong sáng tác, cần phải có hành trang lý luận mới. Đây là điều mà các nhà lý luận phê bình rất cần lưu tâm đánh giá, tổng kết. Trong đó, không loại trừ cả yếu tố nội tại của người sáng tác, bởi nhà văn vốn rất mẫn cảm, anh ta tự đề ra hệ thống lý luận đổi mới cho mình”. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Chí đã dẫn ý của PGS.TS Lưu Khánh Thơ với sự tách bạch, rằng văn học đổi mới là một khối trong tiến trình văn học, chứ không phải là lan tràn đến tất cả những người sáng tác.

Như vậy cũng đồng nghĩa với việc không phải ai cũng đổi mới trong văn học của mình... Một phần khá được chú ý là đổi mới phải nói về thế hệ sinh sau năm 1975 và để họ tự nói về mình chưa nói nhiều được ở hội thảo này, thì có thể sẽ được gợi mở cho nhiều buổi hội thảo sâu hơn về đề tài này sẽ được tổ chức trong chuỗi hoạt động tiếp theo sẽ diễn ra trong năm 2016.

DẠ MIÊN

Tin khác

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa
Hải Phòng: Hấp dẫn đêm nghệ thuật “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa”

Hải Phòng: Hấp dẫn đêm nghệ thuật “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa”

(CLO) Một sân khấu hoành tráng với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc trong đêm nghệ thuật "Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa" diễn ra tối 30/4 đem lại cho người dân và du khách những trải nghiệm khó quên.

Đời sống văn hóa