Khó chứng minh mức độ thiệt hại 115 triệu USD cho nhà thầu Metro Nhổn - Ga Hà Nội

Chủ nhật, 31/10/2021 06:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù thừa nhận có tình trạng chậm bàn giao mặt bằng cho Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, tuy nhiên, Ban quản lý dự án này cho rằng, con số 115 triệu USD mà nhà thầu đòi bồi thường thiệt hại là khó được chứng minh cụ thể.

Sự kiện: đường sắt

Như báo Nhà báo & Công luận đã đưa tin, vừa qua, nhà thầu dự án Metro đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tuyên bố kiện Ban quản lý dự án này do chậm bàn giao mặt bằng, gây thiệt hại.

kho chung minh muc do thiet hai 115 trieu usd cho nha thau metro nhon  ga ha noi hinh 1

Mặc dù thừa nhận có tình trạng chậm bàn giao mặt bằng cho Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, tuy nhiên, Ban quản lý dự án này cho rằng, con số 115 triệu USD mà nhà thầu đòi bồi thường thiệt hại là khó được chứng minh cụ thể.

Vẫn là lý do chậm bàn giao mặt bằng

Trên thực tế, đây đã là lần thứ 3 nhà thầu đòi bồi thường với lý do trên. Theo báo cáo, Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được UBND TP Hà Nội khởi công năm 2009, thời gian hoàn thành là năm 2018. Sau đó, dự án được điều chỉnh thời gian vận hành đoạn trên cao đến tháng 4/2021 và đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022.

Tuy nhiên, đến nay, việc hoàn thành đưa vào khai thác đoạn trên cao đã được chuyển sang cuối năm 2022; đoạn đi ngầm đã bị dừng thi công gần 4 tháng và chưa dự kiến thời gian khai thác toàn tuyến.

Nhà thầu CP03 cho rằng, có sự chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng đến nay và hiện vẫn tồn tại việc chậm trễ xử lý đối với nhà 23 Quốc Tử Giám và phê duyệt chính sách đền bù, hỗ trợ tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến hầm.

Còn Liên danh nhà thầu Hyundai - Ghella (HGU) đã gửi 3 khiếu nại yêu cầu bồi thường với tổng chi phí là 114,7 triệu USD, đề nghị chủ đầu tư chấp thuận thanh toán nếu không sẽ không thể tiếp tục thực hiện công việc. Nhà thầu liên danh này thậm chí tuyên bố sẽ tiến hành các thủ tục khiếu nại lên trọng tài quốc tế.

Trên thực tế hiện trường, nhà thầu HGU đã giảm khối lượng công việc trên công trường kể từ tháng 6/2021 và đã có văn bản thông báo tạm dừng công việc. Nhà thầu này đã yêu cầu thành lập Ban giải quyết tranh chấp (DB), Ban Quản lý dự án cũng đã cử thành viên đại diện cho Chủ đầu tư để tiến hành hòa giải theo quy định của Hợp đồng.

Được biết, UBND TP Hà Nội đang xem xét thành lập Ban xử lý tranh chấp để xử lý các khiếu nại và tháo gỡ các vướng mắc về khiếu nại của nhà thầu CP03.

Trong hợp đồng các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài được triển khai theo hợp đồng FIDIC có nêu rõ nhà thầu và chủ đầu tư có quyền khởi kiện nếu như bị thiệt hại, bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp.

Riêng tại dự án Nhổn - ga Hà Nội, nhà thầu HGU khiếu nại và yêu cầu đền bù thiệt hại gần 115 triệu USD vì cho rằng không được trao quyền tiếp cận công trường dự án một cách đầy đủ. Đáng chú ý, hiẹn nay, nhà thầu này đã khởi kiện ra tòa quốc tế.

Đại diện Ban quản lý dự án nói gì?

Mặc dù vậy, trả lời báo chí về việc này, ông Lê Trung Hiếu - Phó trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (QLDA) - cho biết, nguyên nhân dẫn tới vướng mắc đối với nhà thầu chủ yếu xuất phát từ công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án bị chậm so với kế hoạch. Nhà thầu đã gửi thư khiếu nại và hai bên đã trao đổi, đối thoại nhưng chưa giải quyết được sự việc.

Ông Hiếu cho rằng, việc đưa ra tòa khi hai bên không thống nhất được là điều cũng phải làm quen dần để có một bên thứ 3 phân xử.

"Khi làm hợp đồng FIDIC, hai bên đã rất rõ ràng về các điều kiện khiếu nại. Cụ thể, nếu chủ đầu tư và nhà thầu bị thiệt hại mà lỗi không do chủ quan của mình thì sẽ được đền bù thiệt hại, đây là điều khoản cân bằng giữa hai bên. Trường hợp hai bên không thống nhất giải quyết được các vấn đề khiếu nại thì có quyền khởi kiện ra tòa", ông Hiếu nói.

Cũng theo ông Lê Trung Hiếu, chủ đầu tư đã ghi nhận việc chậm bàn giao mặt bằng gây chậm tiến độ dự án. Tuy nhiên, số tiền đòi bồi thường thiệt hại hiện mới chỉ là con số mà nhà thầu đơn phương đưa ra, nhà thầu chưa có bất cứ tài liệu minh chứng nào, vì vậy chủ đầu tư chưa có cơ sở để xem.

Ông Hiếu cũng nói rằng, chủ đầu tư sẵn sàng đối thoại với nhà thầu, không giải quyết được thì sẽ theo kiện tại tòa án quốc tế. Tại tòa, chủ đầu tư cũng sẽ đấu tranh đến cùng vì quyền lợi của dự án, của chủ đầu tư theo hợp đồng FIDIC đã ký. Nếu nhà thầu chứng minh được đầy đủ là có thiệt hại thực sự, đúng luật, chủ đầu tư sẽ báo cáo TP Hà Nội và sẵn sàng đền bù đúng theo quy định.

"Trong triển khai thực hiện các công trình, dự án, địa phương có dự án có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bàng sạch cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Nếu địa phương không thực hiện đúng cam kết, không đáp ứng được yêu cầu về mặt bằng khiến tiến độ thi công bị chậm thì nhà thầu có đòi bồi thường thiệt hại", ông Lê Trung Hiếu nói thêm.

Thời gian qua, cũng đã có một số dự án sử dụng vốn ODA phải đền bù thiệt hại cho nhà thầu như nhà ga T2 Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, đường vành đai 3 trên cao Hà Nội, cầu Nhật Tân - các dự án này do nhà thầu Nhật Bản thi công. Việc chậm bàn giao mặt bằng khiến cho thời gian thi công kéo dài hơn kế hoạch, theo hợp đồng và luật pháp quốc tế, chủ đầu tư buộc phải bồi thường thiệt hại cho nhà thầu nước ngoài.

Huy Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

(CLO) Nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trước bối cảnh thiếu hụt đội tàu bay, các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp như kéo dài thời gian khai thác đội tàu bay, tăng cường bay đêm, khai thác tàu bay thân rộng,...

Giao thông
Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đang được triển khai xây dựng hai trạm dừng nghỉ tạm thời để phục vụ nhu cầu của người dân.

Giao thông
Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

(CLO) Thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phố có tổng số 33 điểm ùn tắc giao thông gồm 22 điểm chuyển tiếp từ năm 2023 và 11 điểm phát sinh.

Giao thông
Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Qua một tháng cao điểm kiểm tra, xử lý xe ba, bốn bánh tự chế, không đảm bảo an toàn, chở hàng hóa cồng kềnh tại Hà Nội; lực lượng chức năng đã xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm và tạm giữ 540 phương tiện các loại.

Giao thông
Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

(CLO) Các hãng hàng không Việt Nam đã có thông báo tăng cường tần suất các chuyến bay đi/đến đến cảng hàng không Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Giao thông