"Khoảng trống" kiểm toán doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ

Thứ năm, 07/07/2022 06:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) sẽ quyết định lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống khi cần thiết.

Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp vẫn còn bất cập

Theo Phó tổng KTNN Hà Thị Mỹ Dung, Luật KTNN năm 2015 quy định đơn vị được kiểm toán doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống khi cần thiết. Theo đó, Tổng KTNN sẽ quyết định lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.

Thời gian qua việc quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp vẫn còn bất cập. Cụ thể, hệ thống các văn bản chế độ quản lý tài chính của Nhà nước chưa chú ý quan tâm điều chỉnh nhiều đến loại hình doanh nghiệp này. Dẫn đến vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn không hiệu quả, gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

khoang trong kiem toan doanh nghiep do nha nuoc nam giu duoi 50 von dieu le hinh 1

Lực lượng kiểm toán thực hiện công tác nghiệp vụ. Ảnh minh họa

Trên thực tế, việc xác định vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau, được quy định tại nhiều luật và chưa có sự thống nhất. Hơn nữa, các yêu cầu về tách bạch giữa quyền sở hữu vốn và quyền quản lý, giám sát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khiến cho sự khách quan, minh bạch trong hoạt động giám sát của chủ sở hữu, giám sát của quản lý Nhà nước chưa được đảm bảo.

Ngoài ra, các quy định về quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều vướng mắc, như chênh lệch lớn giữa khung giá do Nhà nước quy định và giá thị trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều tiêu cực trong thời gian qua.

Thêm vào đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục liên quan việc đầu tư, xây dựng cũng như đầu tư ra nước ngoài, liên doanh, liên kết còn nhiều kẽ hở, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.

Kiểm toán doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ đang bị “bỏ ngỏ” ?

Theo Phó tổng KTNN Hà Thị Mỹ Dung, KTNN đã chỉ ra một số yếu kém, bất cập của cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện phần vốn Nhà nước. Như việc thu thập thông tin của doanh nghiệp trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán còn chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến việc xác định nội dung, phạm vi, phương pháp kiểm toán.

Bên cạnh đó, các phát hiện kiểm toán trong việc thực hiện nghĩa vụ của người đại diện vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu còn chưa rõ nét. Báo cáo kiểm toán chưa có nhiều kiến nghị cơ quan đại diện vốn, người đại diện vốn Nhà nước trong vai trò giám sát vốn đầu tư.

Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trên do quy mô và tần suất kiểm toán của KTNN còn nhỏ so với yêu cầu kiểm toán các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Thêm vào đó, việc ban hành quy trình hướng dẫn kiểm toán doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 50% vốn điều lệ còn chậm nên thời gian đầu khi kiểm toán khiến các đoàn kiểm toán lúng túng trong xác định phạm vi, giới hạn, nội dung kiểm toán.

Mặt khác, công tác phối hợp của một số cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp còn chưa tốt. Cộng thêm, ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ rất đa dạng, quy mô lớn và có xu hướng phát triển theo hướng công nghệ cao nên đòi hỏi kiểm toán viên phải được đào tạo, cập nhật kiến thức để am hiểu các lĩnh vực mới.

Liên quan đến những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc kiểm toán các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, cơ quan kiểm toán, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng các cấp quản lý cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Quy định rõ ràng, đầy đủ và minh bạch việc quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thêm vào đó, cơ chế giám sát, đánh giá thường xuyên đối với cơ quan đại diện chủ hữu cần bổ sung để tạo áp lực phải quản lý vốn Nhà nước tốt hơn, hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, vai trò KTNN cần được đẩy mạnh, thông qua việc đẩy mạnh kiểm toán tại các doanh nghiệp này. Trong đó, chú trọng hơn đến kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động bên cạnh kiểm toán báo cáo tài chính để đánh giá trách nhiệm người đại diện tại doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

(CLO) Trong quý I/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%. Trong đó, gạo là mặt hàng tăng mạnh nhất trong quý, với mức tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô
Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

(CLO) Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp “nội” chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh tế vĩ mô
GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

(CLO) Quý I/2024, GDP Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô