Chính phủ tung gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động:

“Không chỉ là hỗ trợ bao nhiêu tiền, mà vấn đề là giải ngân làm sao nhanh chóng”

Thứ năm, 08/07/2021 10:58 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đó là nhìn nhận của TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính về gói 26.000 tỷ đồng mà Chính phủ vừa công bố để hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. So với đợt hỗ trợ năm 2020, số tiền lần này chỉ bằng 1/3, nhưng lại có rất nhiều điểm mới.

Nhiều gói hỗ trợ nhưng không dễ tiếp cận

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất xấu tới nền kinh tế Việt Nam, hầu hết các ngành nghề dịch vụ đều rơi vào khủng hoảng. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, cả nước có hơn 101.700 doanh nghiệp phá sản, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, hàng trăm nghìn người lao động đã rơi vào cảnh thất nghiệp. 6 tháng đầu năm nay, theo Tổng cục Thống kê, cũng đã có thêm 70.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp “bơm máu” cho nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động đủ “sức đề kháng” chống lại dịch bệnh. Ví dụ như các chính sách giảm thuế, giãn thuế, chính sách tài khóa, hoặc các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp;...

1

Ông Ðào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội cho biết: Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng lần này có nhiều điểm mới so với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng năm trước. Ðó là giản lược đến 2/3 thủ tục, điều kiện, đơn giản, thông thoáng nhất.

So với gói hỗ trợ trước, thủ tục tiếp nhận, xem xét và giải quyết các hồ sơ là 4 ngày, thì nay cần rút xuống chỉ 1 - 2 ngày. Ðể đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ này, Trung ương sẽ ứng trước một phần kinh phí cho các địa phương. Ðặc biệt, mỗi Thứ trưởng được giao phụ trách một lĩnh vực, phải sát sao và có trách nhiệm đến cùng.

Trong hàng loạt giải pháp, đáng lưu ý nhất là gói 62.000 tỷ, được sử dụng nhằm hỗ trợ những người lao động mất việc. Và gói hỗ trợ 16.000 tỷ để doanh nghiệp vay với lãi suất bằng 0% để trả lương, giữ chân người lao động.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, cả hai gói hỗ trợ này đều rất khó tiếp cận. Một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, hiện nay mới chỉ có hơn 20% doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ, do nhiều vướng mắc về thủ tục triển khai.

Còn theo khảo sát từ Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM về khả năng tiếp cận, hấp thụ các gói hỗ trợ của Chính phủ và thành phố, có đến 61% doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các chính sách hỗ trợ; 28% doanh nghiệp cho rằng quy trình, thủ tục phức tạp, 14% doanh nghiệp đánh giá cơ quan hướng dẫn chưa nhiệt tình, 9% doanh nghiệp không giữ được người lao động để hoạt động.

Nguyên nhân của hiện tượng doanh nghiệp khó tiếp cận với các gói hỗ trợ của Chính phủ là do thủ tục phức tạp, kéo dài. Thậm chí, có trường hợp cán bộ Nhà nước sách nhiễu doanh nghiệp, người lao động để hưởng có chế xin - cho.

Đồng tình với nhận định này, TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế nhận xét: Trong quá trình áp dụng chính sách của Chính phủ, có hiện tượng, một số cơ quan thực thi chính sách “đẻ” thêm các điều kiện con, nhỏ lẻ, không có trong quy định, để tạo ra cơ chế xin - cho.

Tôi cho rằng, Chính phủ đã rất nhanh đưa ra những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Các chính sách này hợp lý và cần thiết. Thế nhưng, các thực hiện còn nhiều bất cập, khiến hiệu quả không cao”, TS. Vũ Đình Ánh thẳng thắn chia sẻ.

Gói hỗ trợ mới 26.000 tỷ đồng: Nhiều điểm mới

Hôm 1/7 vừa qua, một lần nữa, Chính phủ ban hành gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong giai đoạn dịch bệnh đang có chiều hướng phức tạp. Rút kinh nghiệm từ đợt trước, gói hỗ trợ lần này có nhiều điểm mới, trong đó đã cắt giảm đi nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, nhằm tăng độ giải ngân của gói hỗ trợ.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế nhận xét: Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng được Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đề xuất, có tính chất tương tự với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng trước đó.

Nhằm tránh tình trạng bất cập từ đợt trước, TS Vũ Đình Ánh kiến nghị: Chính phủ nên thực hiện theo cơ chế tự động, ai đủ điều kiện thì tự động được hỗ trợ, chứ không cần đơn xin hay giấy tờ chứng minh gì hết. Điều này sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng xin - cho của các cán bộ thực thi chính sách.

Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên Đại học Tài chính nhận xét: Năm 2021 chúng ta cũng đã quen với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới, giãn cách xã hội cũng phù hợp chỉ ở xã, phường, quận, huyện nơi có dịch… Do đó, các hỗ trợ cũng khác so với trước đó.

Cụ thể, gói 62.000 tỷ đồng đợt trước, được sử dụng hỗ trợ cho tất cả người dân cả nước, thì gói 26.000 tỷ đồng đợt này, chỉ dành cho một số người đủ điều kiện được hưởng. Những đối tượng được hưởng, mức hưởng, thủ tục giấy tờ cần thiết cũng chặt chẽ hơn rất nhiều.

Vì thế, dù số tiền nhỏ hơn, nhưng gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng có ý nghĩa lớn hơn, đến được với người cần được hỗ trợ: “Tôi rất hy vọng rằng gói hỗ trợ 26.000 tỷ sẽ được giải ngân nhanh hơn, thiết thực hơn với những đối tượng gặp khó khăn, yếu thế trong xã hội”, TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Nên cắt giảm khoảng 50% các thủ rườm rà để giải ngân nhanh chóng

Trong khi đó, ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính đánh giá: Năm 2020, Chính phủ đã ban hành gói hỗ trợ 62.000 tỷ để hỗ trợ những người lao động mất việc, trong đó có gói 16.000 tỷ để doanh nghiệp vay với lãi suất bằng 0% để trả lương, giữ chân người lao động.

Sang năm 2021, Chính phủ tiếp tục ban hành gói hỗ trợ 26.000 tỷ hỗ trợ người lao động. Như vậy, nếu xét về số tiền hỗ trợ, 26.000 tỷ đồng lần này như “muối bỏ biển”, chỉ bằng 1/3 so với năm 2020.

Tuy nhiên, TS Hiếu đánh giá: Dù năm 2020, Chính phủ “mạnh tay” chi tiền hỗ trợ hơn năm nay, nhưng hiệu quả lại rất thấp. Ví dụ, gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng, chỉ tiếp cận được 245 doanh nghiệp với số tiền là 42 tỷ đồng. Điều đó chứng minh rằng, nhiều tiền chưa phải là cách giải quyết hiệu quả nhất.

Không phải chỉ là vấn đề hỗ trợ bao nhiêu tiền, mà vấn đề giải ngân làm sao nhanh chóng. Tôi cũng mong rằng cắt giảm khoảng 50% các thủ rườm rà để giải ngân nhanh chóng, chỉ đưa ra những điều kiện tối thiểu”, ông Hiếu nói.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, trong gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng lần này vẫn có một số quy định khắt khe liên quan tới nợ xấu của doanh nghiệp, cần phải bỏ.

Ông Hiếu giải thích, vấn đề chính của gói hỗ trợ này là đưa tiền đến tay người lao động chứ không phải để các doanh nghiệp vay. Nếu chỉ cho doanh nghiệp không có nợ xấu, không trả được nợ của ngân hàng, thì số người lao động bị thiệt thòi.

Đó là sự bất công của người lao động, vì trả nợ ngân hàng là trách nhiệm của doanh nghiệp. Còn loại các doanh nghiệp có nợ xấu ra thì người lao động tại các doanh nghiệp này sẽ bị thiệt thòi”, ông Hiếu nói.

Bên cạnh đó, TS. Hiếu hy vọng rằng: “Sau khi giảm thiểu thủ tục, từ đây cho đến cuối năm đề nghị ít nhất giải ngân được 50% gói 26.000 tỷ, còn nếu giải ngân được hết 100% thì càng tốt”.

Trước câu hỏi, gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng đợt này, chỉ bằng 1/3 so với năm 2020, liệu có đủ để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động hay không. Trả lời về vấn đề này, TS Vũ Ðình Ánh nói: “Nếu sử dụng hết gói hỗ trợ này, Chính phủ có thể xem xét có thêm gói bổ sung. Vì thế, theo tôi không cần lo lắng là gói này có đủ hỗ trợ hay không. Còn thực tế khi triển khai thấy có vấn đề gì bất cập thì điều chỉnh luôn, tránh trường hợp cứ kêu nhưng lại không điều chỉnh”.

Báo Công luận

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

(CLO) Ngày 2/4 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 500 chiến binh toàn quốc, mở khóa chiến dịch bùng nổ thị trường của những dòng sản phẩm đắt giá tại đô thị biển đáng sống hàng đầu đảo ngọc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

(CLO) Cú đâm của tàu container khổng lồ làm cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore (Mỹ) sập xuống lòng sông, cảng của thành phố này đã phải đóng cửa, khiến hàng triệu tấn than, hàng trăm ô tô và việc vận chuyển gỗ, thạch cao bị mắc kẹt.

Thị trường - Doanh nghiệp