Cục Quản lý thị trường Hải Phòng:

Không ngừng nỗ lực trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thứ sáu, 19/04/2019 10:20 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Là đơn vị thành viên của Ban chỉ đạo 389 TP. Hải Phòng, năm 2018 và đầu năm 2019, tập thể cán bộ, công chức, người lao động Cục Quản lý thị trường Hải Phòng không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức; đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Cục quản lý thị trường, UBND, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hải Phòng; năm 2018 Cục Quản lý thị trường Hải Phòng đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND, Ban chỉ đạo 389 thành phố xây dựng và triển khai nhiều chương trình hành động, kế hoạch, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhằm thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Lực lượng chức năng kiểm đếm số mỹ phẩm không có nguồn gốc.

Lực lượng chức năng kiểm đếm số mỹ phẩm không có nguồn gốc.

Theo báo cáo, năm 2018 giá cả thị trường ở Hải Phòng tương đối ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là gia tăng vào những tháng cuối năm, cũng như thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Các đối tượng hoạt động có tổ chức, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi nhằm đối phó với các cơ quan chức năng như: Chia nhỏ, xé lẻ hàng hóa gửi về nhiều địa chỉ khác nhau nhưng thực chất chỉ có một người nhận; dựa vào định mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để hợp thức hàng lậu, hàng cấm. Lợi dụng thời tiết xấu, đêm tối, giờ nghỉ, ngày nghỉ để vận chuyển. Hàng hóa lưu thông trên đường thường cất giấu trong hầm, cốp xe, trong người, hành lý, trên các phương tiện giao thông, kể cả đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Đi kèm hàng hóa là hóa đơn GTGT khống, hoá đơn quay vòng. Không khai báo hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh. Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là điện thoại di động, máy tính, đồ điện dân dụng (cũ, mới), thuốc lá, rượu ngoại, bánh kẹo, đồ may mặc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thậm chí có cả những mặt hàng cấm như thuốc lá ngoại và pháo các loại…

Tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức đa dạng, những người tham gia trong lĩnh vực này có sự tính toán tinh vi từ khâu sản xuất đến phân phối, thậm chí núp bóng dưới dạng hội thảo, kinh doanh đa cấp, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát phổ biến như: Kinh doanh không có giấy chứng nhận, hàng hóa đóng gói không đảm bảo định lượng ghi trên bao bì, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc đã quá hạn sử dụng…

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Tổng Cục quản lý thị trường - Bộ Công thương; UBND, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hải Phòng và Sở Công thương. Năm 2018, Cục quản lý thị trường Hải Phòng không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; gắn việc tuyên truyền với ký cam kết không buôn bán, chứa chấp, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khoảng 3.000 tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Cùng với đó tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kết hợp giữa kiểm tra thường xuyên với mở các đợt cao điểm theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực và từng thời điểm cụ thể. Thường xuyên phối kết hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đồng thời cử cán bộ tham gia đầy đủ vào các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố.

Trong năm đã tiến hành kiểm tra 3.212 vụ, xử lý 1.575 vụ, nộp ngân sách nhà nước 5.084.532,000 đồng; xử phạt hành chính 3.534.300,000 đồng; phát mại hàng hóa trị giá 1.550.232,000 đồng. Do làm tốt công tác tuyên truyền cùng với tích cực thực hiện kiểm tra, kiểm soát nên năm 2018, Cục quản lý thị trường Hải Phòng đã góp phần vào việc làm bình ổn thị trường, từng bước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, người tiêu dùng.

Bước sang năm 2019, ngay từ đầu năm, Cục quản lý thị trường Hải Phòng đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện. Đặc biệt là ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Tập trung cao vào việc kiểm tra các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp tết, dịp lễ hội, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhằm ổn định thị trường. Tăng cường kiểm tra khâu lưu thông; cử người tham gia 05 chốt kiểm dịch động vật để đề phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và kiểm soát các sản phẩm sữa…

Trong quý I/2019, Cục QLTT Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra 601 vụ, xử lý 432 vụ, tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước và trị giá hàng tiêu hủy gần 3 tỷ đồng, chủ yếu là các mặt hàng như mỹ phẩm, nước giải khát, thực phẩm chức năng, phụ tùng xe máy… Đã kiểm tra và xử lý 40 vụ buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; 09 vụ buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại 552 vụ, xử lý 383 vụ; phối hợp kiểm soát 33 xe vận chuyển lợn, phát hiện 02 xe không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hàng hóa.

Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hàng hóa.

Cục QLTT Hải Phòng đã phối hợp với Công an thành phố Hải Phòng tiến hành kiểm tra cửa hàng mỹ phẩm tại Hàng Kênh, quận Lê Chân và kho hàng tại số 12 Thành Tô, quận Hải An; tại thời điểm kiểm tra chủ cửa hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Cục quản lý thị trường đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiêu hủy hơn 1 tấn mỹ phẩm. Kiểm tra cửa hàng bia, nước giải khát tại Lê Lai, quận Ngô Quyền, đã phát hiện gần 9.000 chai bia Heniken và nước ngọt các loại do nước ngoài sản xuất nhưng trên nhãn mác không có ngày sản xuất, chủ cửa hàng cũng không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và cũng không đăng ký kinh doanh; toàn bộ số hàng trên đã bị tiêu hủy và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Tại trung tâm thương mại ở Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền đoàn đã kiểm tra quầy hàng Korea Ginseng, quá trình kiểm tra đã phát hiện lô hàng trên 400 đơn vị sản phẩm thuộc 13 mặt hàng sản phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng các điều kiện kinh doanh. Chủ cửa hàng lại không chứng minh được nguồn gốc hàng hóa; Cục quản lý thị trường đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và tịch thu để tiêu hủy toàn bộ số hàng trên.

Như vậy có thể thấy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 diễn ra khá phức tạp. Cục quản lý thị trường thành phố đã tham mưu, đề xuất với Tổng cục quản lý thị trường, lãnh đạo thành phố, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hải Phòng những giải pháp cụ thể để triển khai, tổ chức thực hiện. Mặt khác tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, góp phần tích cực đẩy lùi các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Cảng.

Kim Cương

Tin khác

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống