Khu vực Đông Nam Á đang là điểm dịch nóng nhất châu Á

Thứ ba, 27/07/2021 07:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đông Nam Á vẫn là điểm dịch nóng nhất châu Á khi đã có 133.371 người thiệt mạng do COVID-19, con số này tăng 1.857 ca so với 1 ngày trước, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 6.820.314 ca.

Người dân đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 8/7/2021. Ảnh: THX

Người dân đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 8/7/2021. Ảnh: THX

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/7, các nước ASEAN ghi nhận thêm 73.814 ca bệnh COVID-19, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 133.300 người.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi biến chủng Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, có 9/11 nước thành viên ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới; có 6/11 quốc gia ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam và Philippines.

Đông Nam Á đang là điểm dịch nóng nhất châu Á khi virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 133.371 người dân trong khu vực, tăng 1.857 ca so với 1 ngày trước, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 6.820.314 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 5.563.459 trường hợp.

Trong ngày hôm qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất khu vực ASEAN, nhưng số ca mắc mới đã giảm mạnh, chỉ còn bằng khoảng 50% so với vài ngày trước. Cụ thể, ngày 26/7, Indonesia ghi nhận 28.228 ca mắc mới và 1.487 ca tử vong.

Do số ca mắc mới giảm, Indonesia từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế. Ngày 26/7, các cửa hàng nhỏ, nhà hàng ven đường và một số trung tâm mua sắm đã mở cửa trở lại. Các biện pháp hạn chế đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, trong đó có các khu chợ truyền thống và các hàng quán ngoài trời, cũng được nới lỏng ngay cả ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19. Tuy nhiên, các văn phòng vẫn tiếp tục đóng cửa.

Trước đó một ngày, Tổng thống Joko Widodo tuyên bố lệnh phong tỏa một phần, được áp dụng vào đầu tháng này, sẽ kéo dài đến ngày 2/8 nhưng một số biện pháp sẽ được nới lỏng. Theo đó, các đơn vị kinh doanh như chợ truyền thống, cửa hàng sửa xe và nhà hàng sẽ được phép mở cửa trở lại với một số điều kiện nhất định. Trong khi đó, các trung tâm thương mại được tạo điều kiện hoạt động với 25% công suất ở khu vực không thuộc “vùng đỏ” - vùng có nguy cơ dịch bệnh cao.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, tới nay, Indonesia đã ghi nhận hơn 3,1 triệu ca mắc COVID-19 và 83.000 ca tử vong. Trong khi đó, tốc độ tiêm chủng của nước này vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu tiêm 1 triệu liều vaccine/ngày trong tháng 7 do chính phủ đề ra.

Hiện mới chỉ có khoảng 6% dân số Indonesia đã được tiêm đủ liều vaccine. Ngày 26/7, Bộ trưởng Y tế nước này, ông Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này dự kiến sẽ tiếp nhận 45 triệu liều vaccine trong tháng 8 tới, bao gồm vaccine của các hãng Sinovac, Moderna và Pfizer/BioNTech.

Trong khi đó, cùng ngày, Malaysia ghi nhận thêm 207 ca tử vong do COVID-19, đây là mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Cũng trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận thêm 14.516 ca COVID-19 mới, giảm hơn 2.500 ca so với ngày trước đó. Như vậy, tính đến nay, Malaysia ghi nhận tổng cộng 1.027.954 ca bệnh, trong đó có 8.201 trường hợp tử vong.

Đáng chú ý, trong ngày 26/7, lần đầu tiên số bệnh nhân COVID-19 phải điều trị tích cực tại quốc gia Đông Nam Á này vượt mốc 1.000, lên 1.009 ca, trong đó có 524 ca phải sử dụng máy trợ thở.

Malaysia đang trong giai đoạn 2 của làn sóng dịch thứ 3 bắt đầu từ tháng 9/2020. Kể từ tháng 4/2021, số ca COVID-19 mới theo ngày đã tăng từ 4 chữ số lên 5 chữ số. Số ca tử vong cũng liên tiếp lập kỷ lục, từ mức 2 chữ số lên 3 chữ số. Kỷ lục về số ca tử vong gần đây nhất được ghi nhận vào ngày 21/7 với 199 ca.

Tại Thái Lan, số ca mắc COVID-19 đã vượt ngưỡng 500.000, với 15.376 ca mắc mới được ghi nhận ngày 26/7, nâng tổng số các ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên 512.678. Cũng trong ngày 26/7, Bộ Y tế Thái Lan thông báo nước này có thêm 87 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi vì dịch bệnh này lên 4.146, trong đó đa số được ghi nhận kể từ khi bùng phát làn sóng COVID-19 thứ ba từ đầu tháng 4 vừa qua.

Theo Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DDC), các ca lây nhiễm ở thủ đô Bangkok có thể sẽ giảm trong vòng 4-6 tuần tới. Tuy nhiên, Giám đốc bộ phận dịch tễ học tại DDC, ông Chakkarat Pittayawong-anont cho biết, cả nước dự kiến sẽ có nhiều ca mắc COVID-19 hơn ở các tỉnh, bao gồm cả các ca lây nhiễm từ gia đình và những người trở về nhà để được chăm sóc và điều trị. Ông Chakkarat nói rằng, tình hình dịch COVID-19 ở Bangkok khác với các tỉnh xung quanh, đó là tỷ lệ tiêm chủng ở thủ đô tương đối cao, đạt 50%.

Tuy nhiên, số liệu công bố trên truyền thông sở tại cho thấy hiện có gần 3.000 bệnh nhân COVID-19 ở Bangkok - tâm điểm của làn sóng dịch bệnh thứ ba ở Thái Lan - đang chờ giường tại bệnh viện.

Tại Campuchia, ngày 26/7, Bộ Y tế nước này ra thông cáo xác nhận có thêm 22 ca tử vong và 778 ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ. Trong số các ca nhiễm mới, có 303 ca lây nhiễm cộng đồng và 475 ca nhập cảnh, mức cao nhất từ trước đến nay.

Từ nhiều ngày nay, mỗi ngày Campuchia đều ghi nhận hàng trăm ca nhập cảnh là lao động Campuchia trở về từ nước láng giềng. Điều này đã tạo ra áp lực lớn đối với các cơ sở y tế địa phương và gia tăng quan ngại về nguy cơ lây lan biến thể Delta trong cộng đồng với nguồn lây là người nhập cảnh trái phép.

Đến nay, Campuchia phát hiện tổng cộng 73.701 ca mắc COVID-19, trong đó 65.950 người đã khỏi bệnh và 1.305 người tử vong.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe