Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc "phủ bóng đen" lên những lĩnh vực nào?

Thứ sáu, 12/08/2022 20:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Rắc rối trong thị trường bất động sản (BĐS) của Trung Quốc có thể tràn sang các lĩnh vực trụ cột khác nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, theo cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch.

Kể từ năm ngoái, các nhà đầu tư đã lo lắng rằng các vấn đề tài chính của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc có thể lan sang các mảng còn lại của nền kinh tế. Trong hai tháng qua, nhiều người mua nhà từ chối thanh toán các khoản thế chấp của họ đã khiến vấn đề của các chủ đầu tư một lần nữa trở thành vấn đề hàng đầu trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại.

“Nếu sự can thiệp chính sách kịp thời và hiệu quả không thành hiện thực, tình trạng khó khăn trên thị trường BĐS sẽ kéo dài và ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau ở Trung Quốc ngoài chuỗi giá trị tức thời của lĩnh vực bất động sản”, các nhà phân tích của Fitch cho biết trong một báo cáo đầu tuần nay.

khung hoang bat dong san trung quoc phu bong den len nhung linh vuc nao hinh 1

Theo Moody’s, ngành BĐS của Trung Quốc chiếm hơn 1/4 GDP quốc gia. (Nguồn: Costfoto | Future Publishing | Getty Images)

Trong một kịch bản căng thẳng như vậy, Fitch đã phân tích tác động trong vòng 12 - 24 tháng tới đây đối với hơn 30 loại hình doanh nghiệp và tổ chức Chính phủ. Công ty đã phát hiện ra 3 yếu tố dễ bị ảnh hưởng nhất từ những rắc rối của BĐS. Đó là:

Công ty quản lý tài sản

Các công ty này “nắm giữ một lượng lớn tài sản được hỗ trợ bởi các tài sản thế chấp liên quan đến BĐS, khiến họ phải đối mặt với tình trạng khó khăn kéo dài của thị trường BĐS”, báo cáo cho biết.

Các công ty xây dựng, cơ khí không thuộc sở hữu nhà nước

“Ngành này nói chung đã gặp khó khăn kể từ năm 2021. Họ không có lợi thế cạnh tranh trong việc tiếp cận dự án cơ sở hạ tầng hoặc tiếp cận nguồn vốn so với các công ty cùng ngành nhưng có liên quan đến Chính phủ”, báo cáo nêu rõ.

Các nhà sản xuất thép quy mô nhỏ

Báo cáo cho biết: “Nhiều công ty đã hoạt động thua lỗ trong vài tháng và có thể đối mặt với các vấn đề thanh khoản nếu nền kinh tế Trung Quốc vẫn mờ nhạt, đặc biệt là do tỷ lệ đòn bẩy cao trong lĩnh vực này”.

Fitch cho biết xây dựng chiếm 55% nhu cầu thép ở Trung Quốc.

Sự suy thoái trong lĩnh vực BĐS đã kéo theo các chỉ số kinh tế vĩ mô hơn như đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ đồ nội thất cũng giảm mạnh.

Dữ liệu chính thức cho thấy doanh số bán nhà ở dân cư đã giảm 32% trong nửa đầu năm nay so với một năm trước. Báo cáo trích dẫn nghiên cứu trong ngành chỉ ra 100 nhà phát triển BĐS lớn nhất có thể còn chứng kiến hiệu suất thậm chí còn tồi tệ hơn với doanh số bán hàng giảm 50%.

“Phủ mây đen” lên các lĩnh vực khác

Với kịch bản Fitch giả định doanh số bán BĐS của Trung Quốc sẽ tăng trưởng trở lại vào năm tới, các nhà phân tích cảnh báo rằng “sự suy giảm niềm tin của người mua nhà có thể cản trở đà phục hồi doanh số mà chúng ta đã thấy trong tháng 5 và tháng 6”.

Kể từ cuối tháng 6, nhiều người mua nhà đã tạm dừng thanh toán thế chấp để phản đối sự chậm trễ xây dựng đối với các căn hộ mà họ đã trả tiền, khiến doanh số bán hàng trong tương lai của các chủ đầu tư và một nguồn quan trọng của dòng tiền gặp rủi ro. Các chủ đầu tư ở Trung Quốc thường bán nhà trước khi hoàn thiện chúng.

“Fitch tin rằng sự gia tăng gần đây về số lượng người mua nhà tạm ngừng thanh toán thế chấp do các dự án bị đình trệ cho thấy nguy cơ khủng hoảng BĐS của Trung Quốc ngày càng sâu sắc, vì niềm tin suy giảm có thể cản trở sự phục hồi của ngành, điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước”, báo cáo nêu rõ.

Phân tích do Fitch cung cấp nhìn chung cho thấy rằng các doanh nghiệp lớn trực thuộc Chính phủ trung ương ít bị ảnh hưởng bởi thực trạng BĐS xuống cấp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc những doanh nghiệp gắn liền với chính quyền địa phương.

Trong số các ngân hàng, Fitch cho biết các ngân hàng nhỏ và ngân hàng địa phương - phản ánh khoảng 30% tài sản của hệ thống ngân hàng – phải đối mặt với rủi ro lớn hơn. Nhưng cơ quan xếp hạng tín dụng này lưu ý rằng rủi ro đối với các ngân hàng Trung Quốc nói chung có thể tăng lên nếu các nhà chức trách nới lỏng đáng kể các yêu cầu cho vay đối với các nhà phát triển BĐS đang gặp khó khăn.

Báo cáo cho biết các doanh nghiệp ít bị tổn thương nhất bởi thực trạng thị trường BĐS là các công ty bảo hiểm, công ty thực phẩm và đồ uống, nhà khai thác lưới điện và các công ty dầu khí quốc gia.

Tập trung vào giá nhà

Thực tế, các nhà phát triển BĐS Trung Quốc đã phải chịu áp lực gia tăng từ khoảng 2 năm trước khi Bắc Kinh bắt đầu trấn áp việc các công ty phụ thuộc nhiều vào nợ để tăng trưởng.

Những con số như tỷ lệ BĐS còn trống cho thấy mức độ lớn của các vấn đề BĐS.

Theo một báo cáo tuần trước của Viện nghiên cứu Beike, một đơn vị bán và cho thuê BĐS khổng lồ của Trung Quốc Ke Holdings, tỷ lệ BĐS còn trống ở Trung Quốc là 12% trung bình ở 28 thành phố lớn.

Báo cáo cho biết con số này đứng thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Nhật Bản và cao hơn tỷ lệ còn trống của Mỹ là 11,1%.

Nếu có nhiều kỳ vọng về giá nhà giảm, những căn hộ trống đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dư nguồn cung trên thị trường và nguy cơ giảm giá lớn hơn, báo cáo cho biết.

Hỗ trợ của Nhà nước có giới hạn

Năm nay, nhiều chính quyền địa phương bắt đầu nới lỏng các hạn chế mua nhà nhằm hiện thực hoá nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực BĐS.

Nhưng ngay cả với các cuộc biểu tình thế chấp mới nhất, Bắc Kinh vẫn chưa công bố hỗ trợ trên quy mô lớn.

“Ngay cả khi các nhà chức trách can thiệp mạnh mẽ thì vẫn có nguy cơ người mua nhà mới sẽ không phản ứng tích cực với điều này, đặc biệt là nếu giá nhà tiếp tục giảm và triển vọng kinh tế tổng thể bị che phủ bởi tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu”, Fitch Ratings cho biết trong một tuyên bố với CNBC.

Các nhà phân tích cho rằng nếu tâm lý thị trường yếu vẫn tiếp diễn trong những tháng còn lại của năm nay, thì các lĩnh vực được nhắc tới bên trên có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm tới.

Sơn Tùng (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp