Khủng hoảng đói nghèo ở châu Á ngày càng leo thang

Chủ nhật, 10/07/2022 13:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nghiên cứu mới đây của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo, hơn 1,1 tỷ người châu Á không được tiếp cận với thực phẩm đầy đủ vào năm ngoái khi đại dịch, chiến tranh và biến đổi khí hậu gây ra một cuộc khủng hoảng leo thang ở khu vực đông dân nhất thế giới.

Nạn đói đang lan rộng trở lại khắp châu Á khi các mối đe dọa đồng thời và đan xen nhau trong vài năm qua đã đảo ngược nhiều năm tiến bộ trong việc cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm ở châu lục này.

khung hoang doi ngheo o chau a ngay cang leo thang hinh 1

Theo báo cáo của SOFI, hơn 424 triệu người phải đối mặt với nạn đói ở châu Á vào năm 2021. Con số này tăng từ 398,2 triệu vào năm 2020 và 339,9 triệu vào năm 2019. Ảnh: Internet

Tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng trầm trọng là một phần của xu hướng toàn cầu mà Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho biết đã khiến nhiều nơi trên thế giới phải đối mặt với “tình trạng khẩn cấp về lương thực chưa từng có” trong năm nay.

Theo báo cáo của SOFI, hơn 424 triệu người phải đối mặt với nạn đói ở châu Á vào năm 2021. Con số này tăng từ 398,2 triệu vào năm 2020 và 339,9 triệu vào năm 2019.

Trong khi nạn đói gia tăng thì tình trạng mất an ninh lương thực phổ biến cũng đã xảy ra, người dân đã cạn kiệt nguồn cung cấp lương thực. Hơn 489 triệu người ở châu Á đã bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng vào năm ngoái với mức tăng 112,3 triệu người chỉ trong hai năm - chỉ tính riêng ở khu vực này.

Giá lương thực quốc tế dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa trong năm nay, do nguồn cung tiếp tục gián đoạn, chi phí đầu vào nông nghiệp cao hơn và các hạn chế chính sách đối với xuất khẩu và thuế quan thương mại.

Đại dịch COVID-19, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và những biến đổi khí hậu khắc nghiệt đã khiến giá các mặt hàng chủ lực bao gồm dầu thực vật và ngũ cốc lên mức cao kỷ lục

Theo Chỉ số giá lương thực hàng năm của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc - chỉ số theo dõi những thay đổi hàng tháng trong giá quốc tế của một rổ hàng hóa thực phẩm thường được giao dịch, đã tăng 23% chỉ trong 12 tháng qua.

Đại dịch Covid-19 bắt đầu vào cuối năm 2019 đã khiến giá tăng do làm gián đoạn chuỗi cung ứng từ trồng trọt, thu hoạch đến phân phối.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn mạnh hơn nữa. Hai nước trên cùng cung cấp khoảng 30% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu và khoảng 1/5 lượng ngô của thế giới.

Sau một đợt nắng nóng đột ngột ảnh hưởng đến sản lượng ở Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới đã cấm xuất khẩu sau khi tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng để lấp đầy một phần thiếu hụt do Ukraine để lại.

Giá đường cũng đang tăng do các nhà máy mía đường của Brazil đang chuyển hướng sản xuất sang ethanol để giải quyết vấn đề giá năng lượng cao. Điều này xảy ra sau đợt hạn hán kỷ lục đã rút ngắn mùa thu hoạch ở Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới.

Giá gia cầm đang tăng do xuất khẩu từ Ukraine bị gián đoạn, dịch cúm gia cầm gia tăng ở Bắc bán cầu và gần đây nhất là việc Malaysia hạn chế xuất khẩu thịt gà.

Chi phí sữa cũng đang tăng lên với mức cao kỷ lục đối với bơ do số lượng bò giảm, thiếu lao động, chi phí vật liệu đóng gói cao hơn và thiếu dầu ăn.

Tập đoàn dịch vụ tài chính Nomura Holdings cho biết trong một báo cáo được công bố vào tháng trước, gạo, mặc dù đã được dự trữ, nhưng vẫn có thể sẽ là nông sản tiếp theo tăng giá nếu các quốc gia phụ thuộc vào lúa mì bắt đầu chuyển hướng sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Ở châu Á, người tiêu dùng vẫn chưa thấy những điều tồi tệ nhất. Đây là nơi sinh sống của hơn 320 triệu người sống trong tình trạng “nghèo cùng cực” (với mức lương dưới 1,90 USD một ngày).

Với 4,6 tỷ người, đây đã là lục địa đông dân nhất với tỷ lệ lớn và dự kiến sẽ tăng thêm 700 triệu người trong ba thập kỷ tới.

Tại Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai châu Á, lạm phát kỷ lục là do giá thực phẩm và nhiên liệu tăng. Ở nước láng giềng Sri Lanka, một cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến quốc đảo này không có đủ lương thực dự trữ hoặc tiền tệ để nhập khẩu nhiều hơn.

Singapore, Hàn Quốc và Philippines sẽ chứng kiến mức tăng giá mạnh nhất trong những tháng tới, theo báo cáo của Nomura.

Giá nông sản tăng cao, chuỗi cung ứng hỗn loạn và một số quốc gia đã chuyển sang hạn chế thương mại xuất ngoại. Ấn Độ đang hạn chế bán lúa mì và đường, Indonesia hạn chế xuất khẩu dầu cọ, và Singapore đang đối mặt với tình trạng khan hiếm thịt gà do Malaysia hạn chế xuất khẩu thịt gà ra nước ngoài.

Các vấn đề như kiểm soát đại dịch của Trung Quốc, dịch tả lợn ở Thái Lan và đợt nắng nóng ở Ấn Độ dự kiến sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn.

Chỉ số Giá Hàng hóa Thực phẩm của Ngân hàng Thế giới, đạt mức cao kỷ lục trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2022, tăng hơn 80% so với hai năm trước.

Giá năng lượng, đặc biệt là than và khí đốt tự nhiên ở châu Âu, đã tăng mạnh vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng thêm trong năm nay. Điều đó đã gây thiệt hại cho thị trường phân bón. Một số công ty hóa chất đã cắt giảm sản lượng hoặc tạm thời đóng cửa các cơ sở sản xuất do giá đầu vào tăng cao.

Nga công bố các hạn chế đối với xuất khẩu phân bón, kết hợp với các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu từ Belarus, càng gây bất ổn thị trường.

Ngân hàng Thế giới cho biết, nếu giá năng lượng và phân bón không giảm trong năm tới, giá lương thực sẽ phải chịu áp lực tăng đáng kể.

Là nơi có 418 triệu người bị suy dinh dưỡng, các Chính phủ châu Á sẽ phải đưa ra những chính sách thấu đáo để có thể nuôi sống hàng tỷ người dân đang ngày càng gia tăng của mình.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh Nam Định

Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh Nam Định

(CLO) Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức đề xuất tìm hiểu sâu hơn để có thể đi đến quyết định đầu tư sản xuất tại Nam Định với các lĩnh vực chính bao gồm: kỹ thuật, cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, hàn...

Kinh tế vĩ mô
Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: 'Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng'

Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: "Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng"

(CLO)Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Kinh tế vĩ mô
Hưng Yên: Phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 92,5%

Hưng Yên: Phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 92,5%

(CLO) Ngày 12/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Điều gì đang tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024?

Điều gì đang tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024?

(CLO) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 ghi nhận sự tăng trưởng tích cực so với những năm gần đây. Trong đó, có hai yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tổng cung và tổng cầu.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế biển, các vùng ven biển đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình

Kinh tế biển, các vùng ven biển đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình

(CLO) Ngày 12/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ban Chỉ đạo) chủ trì kỳ họp trực tiếp kết hợp trực tuyến lần thứ nhất Ban Chỉ đạo với 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Kinh tế vĩ mô