Khủng hoảng năng lượng sẽ “công phá” nền kinh tế “trái tim của châu Âu"

Thứ năm, 29/09/2022 13:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Slovakia nói chi phí điện tăng cao đã khiến nền kinh tế "trái tim của châu Âu" có nguy cơ "sụp đổ", đây là nhận xét rõ ràng nhất của một nhà lãnh đạo EU về tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Cụ thể vào hôm 28/9, Thủ tướng Slovakia Eduard Heger cho biết giá cả hàng hoá và năng lượng tăng vọt sau cuộc tấn công toàn diện của Nga vào Ukraine sẽ "công phá nền kinh tế của chúng tôi" trừ khi Slovakia nhận được hàng tỷ euro hỗ trợ từ Brussels, đồng thời cảnh báo rằng quốc gia này sẽ buộc phải quốc hữu hóa nguồn cung cấp điện nếu tình hình trở nên u ám hơn.

Mặc dù Slovakia là nhà sản xuất năng lượng hạt nhân và thủy điện quan trọng, nhưng gã khổng lồ cung cấp năng lượng lớn nhất của quốc gia này đã bán bớt lượng điện dư thừa cho các nhà kinh doanh năng lượng vào đầu năm nay với hy vọng thu về một “mối lợi nhuận”.

khung hoang nang luong se cong pha nen kinh te trai tim cua chau au hinh 1

Slovakia - đất nước "trái tim của châu Âu" đang phải đối mặt với giá cả tăng vọt, tiền điện leo thang và lạm phát hai con số. Ảnh: FT.

Kể từ đó, những tai ương đã ập xuống ngành năng lượng của quốc gia này. Tính đến thời điểm hiện tại, các thương nhân hiện đang bán các hợp đồng khí đốt cho Slovakia với giá cao gấp 5 lần thị trường.

“Người Slovakia đang mua năng lượng với giá lên đến 500 euro (~11 triệu 500 nghìn vnd) so với giá bán vào đầu năm nay khoảng 100 euro (~2 triệu 300 nghìn vnd)”, ông Heger nói.

Đồng thời cho biết thêm rằng vì lý do này, Slovakia sẽ không thể thực hiện kế hoạch của Ủy ban châu Âu về việc thu thuế phụ thu trị giá 140 tỷ euro đối với máy phát điện trong khối.

Thủ tướng Slovakia Eduard Heger chia sẻ với tờ Financial Times: Nếu muốn thu thuế phụ thu, đó phải là các quốc gia giàu có ở châu Âu.

Trong khi đó, ông cũng nhấn mạnh hậu quả to lớn của việc Nga nỗ lực siết chặt nguồn cung cấp khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt của EU đối với xung đột Nga - Ukraine, điều đã đẩy giá điện lên mức kỷ lục trong mùa hè này.

Ngoài ra, ông Heger cho biết số tiền thu được từ một khoản thuế thu nhập từ EU nên được phân bổ đều khắp EU, điều này sẽ khiến Slovakia thu được khoảng 1,5 tỷ euro.

Ông cũng muốn Brussels giải phóng 5 tỷ euro quỹ phát triển khu vực cho quốc gia “trái tim của châu Âu” trong mục tiêu làm giảm hóa đơn năng lượng cho hoạt động kinh doanh.

“Nếu không có các cách hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp tại Slovakia, ắt hẳn họ sẽ phải đóng cửa và thực sự có thể làm sụp đổ toàn bộ nền kinh tế,” ông Heger nói.

Vị Thủ tướng cũng nhấn mạnh, nếu Brussels không viện trợ thì Slovakia sẽ phải giữ nguồn điện đã sản xuất cho các công ty và các hộ gia đình, đây là điều bất khả kháng.

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã kêu gọi châu Âu duy trì “tình đoàn kết” về nguồn cung năng lượng trong mùa đông này nếu không sẽ có nguy cơ “yếu thế” trước Nga. Đồng thời, những điều khoản trong các hiệp ước quốc tế cho phép các quốc gia EU định tuyến lại năng lượng trong thời gian khủng hoảng.

Ủy ban châu Âu đã đề xuất các quốc gia trong khu vực buộc các máy phát điện không sử dụng khí đốt phải giao doanh thu trên 180 euro/megawatt giờ, số tiền này sẽ được sử dụng để bồi thường cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, có thể nói đây là số tiền vượt quá doanh thu mà các nhà kinh doanh tại các quốc gia EU, hơn cả là Slovakia.

Như vậy, Thủ tướng Slovakia đã kêu gọi Brussels gia hạn bất kỳ khoản thuế thu nhập nào đối với những bên trung gian buôn bán khí đốt, điện được hưởng lợi từ giá cao.

Hiện tại, ước tính có khoảng 5,5 triệu người dân Slovakia đang ở trong tình thế khó khăn vì hóa đơn năng lượng chiếm 10% chi tiêu trung bình của hộ gia đình, trong đó khu vực công nghiệp nặng cũng chịu ảnh hưởng tương đối nặng nề.

Nỗ lực thoát phụ thuộc về khí đốt và dầu thô của Nga đang đẩy giá năng lượng tại châu Âu lên mức cao kỷ lục, trong đó, các ngành sản xuất công nghiệp nặng tiêu tốn nhiều năng lượng đang rơi trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Cụ thể, nhà sản xuất nhôm Slovalco (Slovakia) chiếm gần 1/10 lượng điện tiêu thụ toàn quốc hiện cũng đã ngừng sản xuất do giá cao.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Slovakia đã chậm lại do cuộc chiến ở nước láng giềng Ukraine hiện đã bước sang tháng thứ bảy. Ủy ban châu Âu đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Slovakia xuống 1,9% vào năm 2022 và 2,7% vào năm 2023, đồng thời lạm phát cũng đã đạt mức hai con số.

Bất chấp nỗi đau kinh tế, quốc gia “trái tim của châu Âu” vẫn sẽ tiếp tục tiếp nhận người tị nạn Ukraine và thực thi các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga.

Lê Na (Theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp