Khủng hoảng nước ở châu Âu: Biến đổi khí hậu đang gõ cửa!

Thứ tư, 06/07/2022 20:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Biến đổi khí hậu đã không còn là một lời cảnh báo, nó đã gõ cửa mọi nhà. Nó đã khiến nhiều nơi bị lũ lụt hoành hành, nhiều khu vực rơi vào tình trạng hạn hán, nắng nóng trầm trọng, như điều đang xảy ra ngay trên lục địa Âu châu vốn nổi tiếng mát mẻ và hiền hòa.

Chia nhau từng “ngụm nước”

Châu Âu, đặc biệt là các quốc gia Nam Âu vốn nổi tiếng sung túc và khí hậu hiền hòa, thì giờ đây cũng đang phải chịu cảnh khan hiếm nước, phải dè sẻn từng chút nước một – hình ảnh khổ cực mà trước đây thường chỉ thấy ở các quốc gia nghèo khó và có khí hậu khắc nghiệt ở châu Phi.

khung hoang nuoc o chau au bien doi khi hau dang go cua hinh 1

Tây Ban Nha đang vật lộn với tình trạng khan hiếm nước. Ảnh: Getty

khung hoang nuoc o chau au bien doi khi hau dang go cua hinh 2

Ý đang đối mặt với hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm.

khung hoang nuoc o chau au bien doi khi hau dang go cua hinh 3

Một cầu cảng trên một con sông trơ đáy tại Bồ Đào Nha.

khung hoang nuoc o chau au bien doi khi hau dang go cua hinh 4

Hình ảnh những con sông cạn nước bởi nắng nóng và thiếu mưa đang rất dễ thấy ở nhiều quốc gia tại châu Âu: từ Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cho đến Đức.

khung hoang nuoc o chau au bien doi khi hau dang go cua hinh 5

Vào tháng 2, một trận hạn hán ở Tây Ban Nha đã làm lộ ra một ngôi làng cổ bị nhấn chìm dưới đáy sông trong nhiều thập kỷ.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên khắp lục địa già. Bị thúc đẩy bởi sự thay đổi khí hậu do con người gây ra và việc tiêu thụ nước quá mức, người dân Nam Âu đang phải cảm nhận hậu quả của những đợt nắng nóng khắc nghiệt hơn và hạn hán kéo dài hơn.

Hiện các chính phủ từ Bồ Đào Nha đến Ý đang kêu gọi người dân hạn chế sử dụng nước ở mức tối thiểu. Nhưng ở một số nơi, điều này cũng là không đủ để giải quyết vấn đề. Lượng nước tiêu dùng sinh hoạt cá nhân ở Liên minh châu Âu (EU) thực ra chỉ chiếm 9% tổng lượng nước sử dụng, khoảng 60% được sử dụng cho nông nghiệp.

Nihat Zal, chuyên gia về nước tại Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA), cho biết: “Hạn hán là một chuyện. Vấn đề còn là lượng nước chúng ta lấy ra khỏi hệ thống".

Tình hình có lẽ nghiêm trọng nhất là ở miền bắc nước Ý, nơi khu vực đang hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm qua. Hơn 100 thành phố đã kêu gọi hạn chế tiêu thụ nước ít nhất có thể. Hồi đầu tuần này, chính phủ Ý đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp đối với 5 khu vực cho đến cuối năm.

Do nhiều tháng khô hạn và khan hiếm mưa, mực nước của 2 con sông Dora Baltea và Po - con sông lớn nhất ở Ý - thấp hơn bình thường tới 8 lần. Cả hai con sông đều cung cấp cho một trong những khu vực nông nghiệp quan trọng nhất ở châu Âu, với 30% sản lượng hiện đang bị đe dọa bởi hạn hán.

Cơ quan quản lý thủy lợi ở khu vực tây bắc xung quanh sông Sesia đã ra lệnh cấm tưới cây ăn quả. Lượng nước tiết kiệm được sẽ được sử dụng để tưới cho cây lúa quan trọng hơn về mặt lương thực.

Thậm chí, thị trưởng thành phố Verona đã thông báo rằng việc tưới nước cho các khu vườn, sân thể thao, rửa xe ô tô, hồ bơi... hiện bị cấm cho đến cuối tháng 8, để bảo vệ nguồn cung cấp nước uống. Vườn rau chỉ được tưới vào ban đêm!

Người dân ở thành phố Pisa xinh đẹp cũng đang phải sống trong tình cảnh chia nhau từng “ngụm nước”. Kể từ tháng này, nước uống chỉ có thể được sử dụng "cho sinh hoạt và vệ sinh cá nhân". Nếu không tuân thủ sẽ bị phạt tới 500 euro. Trong khi đó, ở Milan, tất cả các đài phun nước công cộng đã bị ngắt.

Thị trưởng của thị trấn nhỏ Castenaso thì đang giải quyết vấn đề theo một cách khác thường: Ông đã cấm các thợ làm tóc và thợ cắt tóc gội đầu phục vụ khách hàng của họ ở lần thứ hai. Chỉ có 10 tiệm cắt tóc gội đầu trong thị trấn nhỏ với 16.000 dân này, nhưng việc cấm này vẫn được đưa ra nhằm mục tiêu tiết kiệm hàng nghìn lít nước mỗi ngày.

Nắng nóng, hạn hán thậm chí còn đã trực tiếp gây ra thảm họa ở Ý mới đây, khi một khúc sông băng trên đỉnh Marmolada thuộc dãy núi An-pơ từng “ngàn năm phủ tuyến” đã bất ngờ sụp đổ và rơi vào đoàn người leo núi ở phía dưới, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương và mất tích.

khung hoang nuoc o chau au bien doi khi hau dang go cua hinh 6

Sông băng bị sụp đổ trên núi Marmolada, Ý vào ngày 3 tháng 7 năm 2022. Ảnh: Alpine/Reuters

“Chúng tôi khô hạn như Bắc Phi”

Bồ Đào Nha cũng đã trải qua một năm cực kỳ khô hạn vào mùa đông. Vào đầu năm 2022, tình trạng thiếu mưa và mực nước ở các đập thấp đã khiến chính phủ hạn chế sử dụng các nhà máy thủy điện xuống còn 2 giờ mỗi tuần. Mục tiêu là đảm bảo cung cấp nước uống cho 10 triệu dân của Bồ Đào Nha trong ít nhất 2 năm.

Vào cuối tháng 5, hạn hán nghiêm trọng đã diễn ra trên tới 97% lãnh thổ đất nước. Do đốt than, dầu và khí đốt, hạn hán đã trở nên thường trực ở khu vực Địa Trung Hải, thay vì chỉ thường xảy ra chỉ 10 năm một lần như trước. Một số vùng đang trải qua mùa khô tồi tệ nhất trong 1000 năm!

Hiệp hội tưới tiêu nông nghiệp ở các thị trấn Silves, Lagoa và Portimão ở miền nam Bồ Đào Nha đã kích hoạt một kế hoạch khẩn cấp, theo đó 1.800 trang trại phải cắt giảm một nửa lượng nước tưới cho một số loại cây trồng.

Duarte Cordeiro, Bộ trưởng Hành động vì Môi trường và Khí hậu Bồ Đào Nha, tuần trước tuyên bố rằng bất chấp những kế hoạch hiện tại, đất nước vẫn sẽ phải sống chung với những hạn chế nước trong tương lai. Ông kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào các biện pháp tiết kiệm nước.

Cùng nằm trên bán đảo Iberia, nước láng giềng Tây Ban Nha của Bồ Đào Nha cũng cực kỳ khô hạn, với 2/3 tổng diện tích đất có nguy cơ bị sa mạc hóa. Theo Cục khí tượng Tây Ban Nha, quốc gia từng rất nổi tiếng với những đồng cỏ xanh mướt bao la cho việc chăn thả bò này đang ngày càng sa mạc hóa, đặc biệt là sau mùa đông khô hạn nghiêm trọng nhất kể từ năm 1961.

Ở phía bắc, 17 địa phương đã buộc phải thực hiện các biện pháp quyết liệt ngay từ đầu tháng Hai, với thị trấn Campelles ở xứ Catalunya hạn chế nước sinh hoạt trong vài giờ mỗi ngày. Trong những trường hợp khẩn cấp, khu đô thị này còn buộc phải tiến hành phân phối từng can nước cho người dân ở một số địa điểm.

Tại thị trấn nhỏ Vacarisses thuộc Barcelona, các giếng và đường ống dẫn nước ngầm đã khô cạn. Hiện, người dân chỉ có nước sinh hoạt từ 6 đến 10 giờ sáng, và từ 8 giờ tối cho đến nửa đêm. Tây Ban Nha là nhà sản xuất nông sản lớn thứ ba trong EU. Ít nhất 70% tổng lượng nước ngọt được sử dụng cho nông nghiệp.

Juan Barea của tổ chức Hòa bình xanh Tây Ban Nha chua xót cho biết: “Thay vì đề xuất các chính sách tiết kiệm nước, chúng tôi từng hành động như thể Tây Ban Nha có nhiều nước như Na Uy hoặc Phần Lan. Trên thực tế, chúng tôi đã khô hạn như Bắc Phi".

Thảm họa đang gõ cửa

Mặc dù hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả, nhưng vẫn còn một tỷ lệ lớn đất nông nghiệp tại châu Âu vẫn được tưới bằng các phương pháp không bền vững. Chuyên gia Zal từ EEA cho biết, để quản lý tốt hơn các cuộc khủng hoảng nước, cần phải chuyển từ quản lý khủng hoảng và phân bổ nước theo hướng có chiến lược lâu dài.

Điều này có nghĩa là cần có những biện pháp hiệu quả hơn trong việc sử dụng nước, quản lý rủi ro trong tương lai và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo. Nó cũng có nghĩa là thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp độ cá nhân, cấp địa phương, cấp quốc gia và cả trên bình diện cấp độ châu lục, cũng như toàn cầu.

Không thể phủ nhận, thế giới, đặc biệt châu Âu, đang rất quan tâm tới vấn đề khí hậu. Lục địa già đang được xem như là khu vực tiên phong trong việc thực hiện các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính để ngăn trái đất nóng lên, tức ngăn các thảm họa thiên nhiên trên toàn cầu.

Mới đây, EU đã thông qua quy định cấm bán xe chạy xăng dầu từ năm 2035. Họ cũng đã quyết liệt trong việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch nói chung, như việc sẵn sàng từ bỏ nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga, để nhanh chóng chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Song, rõ ràng hành động của châu Âu, dù tiên phong, vẫn là không kịp để ngăn chặn thảm họa. Điều đó cho thấy, thế giới cần phải hành động càng nhanh, càng quyết liệt càng tốt, bởi các hiểm họa từ biến đổi khí hậu là rất đáng sợ và chúng đã ở trước cửa mọi nhà trên hành tinh này!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế